VTOS nghiệp vụ lễ tân là bộ tài liệu tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam dành cho lễ tân. Làm lễ tân khách sạn ngoài khả năng ngoại ngữ tốt, sự năng động sáng tạo trong công việc bạn còn phải nắm chắc kiến thức chuyên môn.
Tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ lễ tân
Bộ Tiêu chuẩn Nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) – Nghiệp vụ lễ tân bao gồm các công việc trong bộ phận lễ tân từ nhân viên lễ tân cho tới quản lý bộ phận lễ tân. Bộ Tiêu chuẩn VTOS nghề Lễ tân cũng bao gồm các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh khách sạn ở địa phương.
Bộ phận lễ tân là bộ mặt của khách sạn và cung cấp các dịch vụ cho khách bao gồm chào khách, đón khách, làm thủ tục cho khách nhận buồng (check in) và chăm sóc đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn.
Bộ phận lễ tân cung cấp nhiều dịch vụ như đặt buồng, dịch vụ đón tiếp khách, trao đổi thông tin, giao dịch tài chính, hướng dẫn hỗ trợ khách, dịch vụ hành lý và đầu mối liên lạc giữa khách với các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận buồng, nhà hàng và an ninh. Mặc dù cơ cấu tổ chức của bộ phận lễ tân khách sạn đa dạng tùy theo khách sạn đó là một doanh nghiệp nhỏ hay một khu nghỉ dưỡng lớn, song một số vị trí nhất định có thể tồn tại trong tất cả các tổ chức.
Các công việc chính của bộ phận lễ tân
Quản lý bộ phận lễ tân, giám sát lễ tân, kiểm toán đêm, nhân viên đón tiếp, nhân viên lễ tân, nhân viên quan hệ khách hàng, nhân viên tổng đài điện thoại, nhân viên hỗ trợ khách hàng và nhân viên hành lý.
Các chức danh trong bộ phận lễ tân
1. Quản lý bộ phận lễ tân
Quản lý bộ phận lưu trú hay giám sát lễ tân là người giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến bộ phận lễ tân của khách sạn. Những người này thực hiện việc quản lý nhân viên, sắp xếp lịch làm việc và triển khai các chính sách hay quy trình do Ban giám đốc khách sạn, quản lý khách sạn quy định.
2. Nhân viên đặt phòng
Nhiệm vụ chính của nhân viên đặt phòng là liên hệ với khách qua điện thoại và Internet, lên lịch cho khách đến ở khách sạn và ghi chép lại tất cả các nhu cầu đặc biệt của khách.
3. Nhân viên lễ tân
Nhân viên lễ tân hay nhân viên quan hệ khách hàng làm các thủ tục cho khách nhận buồng, phân buồng và trả lời bất cứ câu hỏi cơ bản hay yêu cầu nào của khách trong suốt thời gian khách lưu trú tại khách sạn. Khi kết thúc thời gian lưu trú của khách, nhân viên lễ tân thực hiện các thủ tục trả buồng. Ngoài ra, nhân viên lễ tân còn báo cáo lại tất cả các quan ngại của khách hàng cho người quản lý.
4. Nhân viên hỗ trợ đón khách
Nhân viên Bellman, hành lý chào đón khách khi khách đã làm xong thủ tục nhận buồng trong khách sạn. Nhân viên này mang hành lý cho khách đồng thời chỉ dẫn khách đi đến buồng của họ. Để đảm bảo mọi thứ trong buồng được sắp xếp và hoạt động tốt, nhân viên hành lý kiểm tra các thiết bị trong buồng như đèn chiếu sáng và quạt, thiết bị thông gió. Nhân viên hành lý cũng có thể phải hướng dẫn khách cách sử dụng các thiết bị trong khách sạn như điều khiển ti vi hay điện thoại.
5. Nhân viên quầy thông tin và hỗ trợ hành lý/nhân viên quan hệ khách hàng
Là nhân viên thuộc bộ phận lễ tân. Nhân viên này điều phối các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch và các hoạt động khác cho khách. Ngoài ra, họ còn có thể đặt chỗ trong nhà hàng, đặt chỗ các phương tiện vận chuyển và thậm chí còn có thể sắp xếp dịch vụ mua sắm cá nhân cho khách.
Video Tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ lễ tân
Tải tài liệu Tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ lễ tân
Download “Tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ lễ tân” tieu-chuan-vtos-nghiep-vu-le-tan.pdf – Downloaded 6467 times – 2.71 MBTophotel.vn vừa tóm lược nội dung chính trong bộ tài liệu Tiêu chuẩn VTOS nghiệp vụ lễ tân. Hi vọng, những thông tin kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!