Có nhiều bạn thắc mắc Pastry chef là gì? Xếp hạng cấp bậc của đầu bếp bánh (Pastry chef) so với bếp phó (Sous chef). Thật ra, trong một bếp chuyên nghiệp, Sous chef được coi là cánh tay phải của Bếp trưởng, trong khi Pastry chef được tách ra như một bếp độc lập.
Pastry chef là gì?
Pastry Chef (Bếp trưởng bếp bánh) trong một nhà hàng hoặc khách sạn. Nhiệm vụ chính của Pastry Chef là giám sát và chịu trách nhiệm trong việc tạo ra những chiếc bánh và món tráng miệng thơm ngon, hấp dẫn để phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, Pastry Chef còn đảm nhận nhiệm vụ mua nguyên liệu, giám sát nhân viên, lên menu và định giá sản phẩm.
Mô tả công việc của Pastry chef
Là vị trí cao nhất trong tháp lộ trình thăng tiến của nghề làm bánh, Pastry Chef đảm nhiệm những công việc hết sức quan trọng. Pastry Chef không chỉ trực tiếp tham gia vào quá trình làm bánh và trang trí món tráng miệng, mà còn phải đảm bảo toàn bộ dây chuyền sản xuất do mình quản lý hoạt động nhanh chóng, đúng tiến độ để có thể cung ứng kịp thời yêu cầu từ phía khách hàng. Dưới đây là những công việc chi tiết mà một Pastry Chef thường thực hiện:
1. Quản lý hoạt động trong khu bếp Bánh
- Sơ chế và chuẩn bị nguyên liệu, chế biến bánh và món tráng miệng theo tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh an toàn trong khu vực bếp.
- Phân chia và giám sát công việc của nhân sự khu vực bếp bánh.
2. Lên thực đơn và định giá sản phẩm
- Cập nhật xu hướng mới của thị trường và áp dụng vào việc lên thực đơn để hấp dẫn khách hàng.
- Đề ra quy cách và chất lượng món ăn để đảm bảo sự đồng nhất và chất lượng của sản phẩm.
- Định giá sản phẩm để đảm bảo tính cạnh tranh và lợi nhuận.
3. Đào tạo nhân viên
- Lên kế hoạch và đào tạo nhân viên về các kỹ năng làm bánh và trang trí món tráng miệng.
- Đảm bảo nhân viên nắm vững quy trình và tiêu chuẩn làm việc của khu vực bếp bánh.
4. Quản lý đặt hàng và mua sắm
- Lên kế hoạch và giám sát các hoạt động mua, bảo quản dụng cụ, nguyên liệu làm bánh.
- Đảm bảo việc đặt hàng được thực hiện đúng tiến độ và đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
Làm sao để trở thành một Pastry chef?
Để trở thành một Pastry Chef, không chỉ đòi hỏi kiến thức về các nguyên liệu và kỹ thuật nướng và trang trí bánh mà còn cần có sự sáng tạo và khéo léo trong việc tạo ra các món bánh độc đáo và hấp dẫn. Điều này yêu cầu sự đam mê và kiên nhẫn trong quá trình học tập và rèn luyện.
Các kỹ năng cần thiết để trở thành một Pastry Chef bao gồm:
- Kiến thức về nguyên liệu và công thức làm bánh: Pastry Chef cần nắm vững các nguyên liệu và phương pháp nướng để có thể tạo ra những món bánh ngon và chất lượng cao. Họ cần hiểu về tỉ lệ và cách phối hợp các thành phần để tạo ra những kết quả tốt nhất.
- Kỹ thuật làm bánh và trang trí: Pastry Chef cần có kiến thức về các kỹ thuật làm bánh cơ bản như trộn bột, cắt bánh, và làm nướng. Họ cũng cần nắm vững các kỹ thuật trang trí để tạo ra những bánh đẹp mắt và hấp dẫn.
- Sáng tạo: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của một Pastry Chef là sự sáng tạo. Họ cần có khả năng tạo ra những món bánh độc đáo và phong cách riêng, tạo nên sức hấp dẫn cho khách hàng.
- Quản lý thời gian và áp lực công việc: Pastry Chef thường làm việc trong môi trường áp lực cao, đòi hỏi khả năng quản lý thời gian và làm việc hiệu quả. Họ cần có khả năng làm việc dưới áp lực và tuân thủ các thời hạn đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Cấp bậc của Pastry chef có giống với Sous chef?
Vai trò của Sous chef
Sous chef (Bếp phó) làm việc trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Executive chef, giám sát nhân viên bếp – bao gồm tất cả các trạm bếp có thể bao gồm phòng đựng thức ăn, nướng, rau và nước sốt. Trong khi Executive chef xử lý các công việc hành chính, công việc điều hành nhà bếp, Sous chef trợ giúp quản lý hoạt động hàng ngày bên cạnh bếp trưởng.
Sous chef không nấu ăn theo dây chuyền, nhưng có thể tham gia vào khi cần thiết. Anh ta đảm bảo nhân viên nhà bếp luôn làm việc theo tiêu chuẩn, các món ăn được chuẩn bị theo công thức, trình bày món ăn và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Vai trò của Pastry chef
Đầu bếp bánh không làm việc theo dây chuyền, thay vào đó, anh ta làm việc tại khu vực làm bánh riêng của mình. Pastry chef làm việc trực tiếp dưới sự giám sát của Executive chef hoặc Executive pastry chef. Trách nhiệm của anh ta là chuẩn bị tất cả bánh ngọt và món tráng miệng theo yêu cầu của nhà bếp.
Trong mô hình bếp truyền thống, Pastry chef và Sous chef không cùng cấp bậc. Nhưng nếu Pastry chef là Chef de partie (quản lý bếp riêng) hoặc Excutive pastry chef thì họ sẽ có cùng cấp bậc hoặc cao hơn Sous chef.
Tophotel.vn vừa chia sẻ với các bạn Pastry chef là gì? Vai trò, cấp bậc của Pastry chef và Sous chef. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp ích các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!