Tiếng Anh chuyên ngành khách sạn – Khách sạn là một thế giới khác, nơi mà khách du lịch, gia đình và các doanh nhân có thể nghỉ ngơi sau một ngày dài. Khách sạn có những cơ hội việc làm rất tuyệt vời.
Nhưng làm việc trong một khách sạn thường đòi hỏi một kỹ năng cụ thể: nói tiếng Anh.
Khách ở khách sạn có thể không biết ngôn ngữ địa phương, nhưng họ lại biết Tiếng Anh.
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới
Nếu những người từ Pháp hoặc Ý (hoặc bất cứ nơi nào khác) ghé thăm khách sạn bạn, bạn có thể không có khả năng nói chuyện bằng ngôn ngữ của họ. Nhưng họ có thể hiểu tiếng Anh đủ để giao tiếp.
Tuy nhiên, tiếng Anh của nhân viên khách sạn không phải là là tiếng Anh hàng ngày.
Nó lịch sự và trang trọng hơn, có một số từ vựng mà được lặp đi lặp lại rất nhiều.
Trong bài này, chúng ta sẽ nói về sự khác biệt giữa tiếng Anh khách sạn và tiếng Anh hàng ngày.
Chúng tôi cũng sẽ nói về lợi ích khi bạn học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn.
Nhưng trước tiên, mục tiêu của bạn là gì?
Đặt mục tiêu học tiếng Anh
- Nếu bạn đang đọc bài viết này, bạn có thể muốn có một công việc trong ngành khách sạn hoặc bạn chỉ tìm hiểu thêm về nó. Dù bằng cách nào, bạn có thể tiến gần hơn tới việc cải thiện vốn tiếng Anh của mình bằng cách đặt một mục tiêu.
- Học tập với một mục đích (mục tiêu) làm cho bạn dễ dàng để tập trung, nỗ lực. Thay vì chỉ cần học bất kỳ từ mới, bạn có thể học từ vựng mới cho ngành khách sạn. Thay vì học cách để có thể nói bất kỳ cuộc hội thoại nào, bạn có thể suy nghĩ làm thế nào để trả lời các câu hỏi của khách ở khách sạn.
- Một mục tiêu cho bạn một điểm đến và tiếp cận rõ ràng. Nếu không có một mục tiêu, bạn có thể cảm thấy choáng ngợp.
- Và cuối cùng khi đạt được mục tiêu, bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời!
Sau đây là một số ý tưởng để giúp bạn bắt đầu
- Tìm hiểu những lợi ích khi làm việc trong ngành khách sạn.
- Tìm hiểu sự khác biệt tiếng Anh hàng ngày và tiếng Anh dùng trong khách sạn
- Tìm hiểu làm thế nào bạn có thể học tiếng Anh khách sạn.
1. Lý do cần học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn
Theo Face the Facts, chỉ tính ở nước Mỹ, ngành khách sạn có gần 500.000 việc làm mới trong năm 2020. “Hospitality” (“ngành công nghiệp khách sạn”) đề cập đến lĩnh vực lớn hơn so với khách sạn đơn thuần, bao gồm dịch vụ ăn uống và chỗ ở (khách sạn).
Ngành công nghiệp khách sạn đang phát triển trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều người tìm việc đang chuyển sang ngành khách sạn và du lịch. Đó là bởi vì có rất nhiều công ăn việc làm và tiền lương thường rất tốt. Thêm vào đó, khách sạn là nơi tuyệt vời để làm việc!
Trong ngành công nghiệp khách sạn, bạn có thể làm việc với những người thú vị. Nhân viên khách sạn có tính cách năng động và dễ chịu. Ngoài ra, bạn có thể gặp gỡ những người từ khắp nơi trên thế giới!
Ngoài ra còn có rất nhiều lựa chọn. Bạn có thể làm được rất nhiều vị trí ở trong một khách sạn, điều này có vẻ hay hơn là cả đời chỉ làm có 1 công việc.
Hay nhất là làm ngành này chẳng lo thất nghiệp, ai mà chẳng cần phải ở khách sạn khi họ đi ra khỏi ngôi nhà của mình cơ chứ?
Tất nhiên, tập trung vào tiếng Anh chuyên ngành khách sạn không có nghĩa là bạn không thể dùng được tiếng Anh thông thường, thậm chí bạn sẽ tự tin hơn khi nói chuyện hàng ngày đó.
Trong thực tế, làm việc trong một khách sạn sẽ yêu cầu bạn phải sử dụng tất cả các loại tiếng Anh: Bạn có thể trò chuyện với một người về nơi họ ở. Bạn có thể nói chuyện với đồng nghiệp trong thời gian nghỉ. Bạn có thể nói với mọi người về thành phố hoặc thời tiết.
Bạn có thể cải thiện tiếng Anh của bạn với những đoạn phim vui, bạn có thể tìm video để giúp bạn học tiếng Anh cho dịch vụ khách hàng, doanh nghiệp.
2. Tiếng Anh ngành khách sạn khác tiếng Anh hàng ngày như thế nào?
Chúng tôi đã đề cập trước rằng tiếng Anh chuyên ngành khách sạn khác tiếng Anh hàng ngày. Đó là bởi vì với tư cách một nhân viên khách sạn, công việc của bạn là đảm bảo các khách hàng có một kỳ nghỉ tuyệt vời. Cho dù bạn làm ở vị trí khuân vác hành lý, nhân viên lễ tân hay trong bất kỳ vị trí nào khác, bạn vẫn cần phải học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn.
Dưới đây là một số điều thể hiện tiếng Anh khách sạn khác tiếng Anh thường ngày:
Làm việc trong một khách sạn có nghĩa là lặp đi lặp lại một số cụm từ rất nhiều lần. Bạn có thể lặp đi lặp lại cụm từ nhất định tất cả các ngày.
Ví dụ:
“I hope you enjoyed your stay. How will you be paying today?”
“Tôi hy vọng bạn thích nghỉ của bạn. Bạn thanh toán tiền bằng hình thức nào? ”
Đừng lo lắng nếu nói sai, hãy nhớ cụm từ, bạn sẽ ổn thôi! Bạn sẽ học được nhiều hơn khi bạn nói chuyện với nhiều người hơn, và tiếng Anh của bạn sẽ phát triển một cách tự nhiên.
Cụm từ hữu ích:
- I hope you enjoyed your stay (Tôi hy vọng bạn thích nghỉ của mình), nói khi khách dời khách sạn.
- Please let me know if you need any assistance. (Please tell me how I can help.) Xin vui lòng cho tôi biết nếu bạn cần bất kỳ sự trợ giúp nào.
- Everything is in order. (All the information looks OK.) Mọi thứ đều đúng theo yêu cầu. (Tất cả các thông tin đều chính xác)
- I can show you to your room. (I’ll walk you up to your room.)
- Tôi sẽ cho bạn xem phòng của bạn. (Tôi sẽ hướng dẫn bạn lên phòng của bạn.)
- Check-out/in time is at [time]. “Check-in time” is (giờ trả phòng/nhận phòng là)
Hãy tưởng tượng tại sảnh một khách sạn đẹp, nhân viên lễ tân chào đón bạn như thế này:
“Welcome to our hotel. How may I be of assistance today?” (“Chào mừng đến với khách sạn chúng tôi. Tôi có thể giúp gì cho quý khách?)
Bây giờ tưởng tượng tình huống tương tự, chỉ có những lời nói của nhân viên tiếp tân là:
“Hey there, how’s it going? You need something?”
(Chào, thế nào? Bạn có cần gì không?)
Bạn thấy sự khác biệt không? Làm việc trong một khách sạn có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ lịch sự hơn trong cuộc sống hàng ngày. Nó không quan trọng nếu bạn đang nói chuyện với một nhà kinh doanh hay một khách du lịch. Mọi khách hàng của khách sạn đều cần sự tôn trọng và thể hiện nghi lễ lịch sự.
Cụm từ hữu ích:
- How may I be of assistance? (How can I help?)
- Breakfast is complimentary. (Breakfast is free.)
- I’m sorry, there are no vacancies at the moment. (Sorry, we have no free rooms.)
Làm thế nào tôi có thể hỗ trợ? (Tôi có thể giúp gì?)
Ăn sáng là miễn phí.
Tôi xin lỗi, không có phòng trống tại thời điểm này. (Xin lỗi, chúng tôi không có phòng trống.)
Một phần lớn công việc của bạn là trả lời các câu hỏi và phục vụ những yêu cầu của khách hàng.
Trong một môi trường bình thường, bạn có thể được hỏi về sở thích của bạn hoặc vật dụng cá nhân khác. Trong môi trường khách sạn, bạn sẽ được hỏi về khách sạn và các khu vực xung quanh nó.
Vì vậy, việc học tiếng Anh khách sạn không chỉ là học tiếng Anh đơn thuần. Đó là học tất cả mọi thứ bạn có thể được yêu cầu về khách sạn hoặc vị trí của bạn.
Trong khách sạn, khách hàng thường xuyên yêu cầu, công việc của bạn là hiểu được điều khách hàng muốn hỏi và trả lời cho đúng. Một cách hay đó là hãy lặp lại những điều khách nói theo cách hiểu của bạn để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng.
Ví dụ, giả sử một người nào đó nói, “Tôi muốn một cuộc gọi đánh thức lúc 7 giờ.” Bạn có thể trả lời, “bạn muốn tôi đánh thức bạn vào lúc 7 giờ đúng không ạ?”
“I’d like a wake-up call at 7.”
“So you would like me to call you at 7 to wake you up?”
Sau đó, bạn hãy khẳng định lại là mình sẽ làm theo công việc đó, “Not a problem. I’ll take care of that for you.” (không thành vấn đề, tôi sẽ làm việc này)
Cụm từ và ví dụ hữu ích:
- The best way to get from here to the airport is by taxi. Would you like me to call one for you?
- We have a number of museums located nearby. Are you interested in anything in particular?
- Our exercise center is located on the second floor. It is free of charge, but you will need to present your room key at the entrance.
Cách tốt nhất để đi đến sân bay là đi bằng taxi. Bạn có muốn tôi gọi một chiếc xe taxi cho bạn không?
Chúng tôi có một số viện bảo tàng nằm gần đó. Bạn có quan tâm đến bất cứ điều gì đặc biệt?
Trung tâm tập thể dục của chúng tôi nằm trên tầng hai. Vào cửa miễn phí, nhưng bạn sẽ cần phải đưa chìa khóa phòng của bạn ở cửa vào cho nhân viên.
Công việc của bạn thường là dễ chịu và vui vẻ, nhưng nếu như bạn gặp phải vấn đề hoặc tình huống khó xử, bạn nên giữ bình tĩnh và lịch sự, giải quyết vấn đề với nụ cười.
Bạn có thể dùng ngôn ngữ, lời nói để làm cho tình hình ở trong tầm kiểm soát, ví dụ:
“Tôi rất tiếc khi biết rằng quý khách không hài lòng với căn phòng của mình.”
“I’m sorry to hear that you’re not happy with your room.”
Sự hiểu biết và muốn giúp đỡ là rất quan trọng, vì vậy bạn có thể thêm vào:
“Xin vui lòng cho tôi biết những gì tôi có thể làm để giúp cho kỳ nghỉ của bạn thú vị hơn.”
“Please let me know what I can do to help make your stay more enjoyable.”
Cụm từ và ví dụ hữu ích:
- I’m sorry our concierge forgot to give you a wake-up call this morning. Will you accept a voucher for a free meal at our restaurant by way of apology?
- I understand that you wanted to use the business center, but it is closed for the day. Would you be willing to use a vacant suite as an alternative?
- I will be happy to let you speak to my manager. Please take a seat and I will get in contact with her.
Tôi xin lỗi vì nhân viên của chúng tôi đã quên không gọi điện để đánh thức quý khách. Quý khách có chấp nhận một phiếu ăn miễn phí tại nhà hàng của chúng tôi như là một lời xin lỗi không ạ?
Tôi hiểu rằng bạn muốn sử dụng máy tính trong phòng “business center”, nhưng chúng tôi đã đóng cửa phòng đó cả ngày. Liệu quý khách có chấp nhận ở một phòng loại cao cấp của chúng tôi như một sự thay thế?
Tôi hân hạnh mời quý khách nói chuyện với quản lý của tôi. Xin hãy ngồi đây, tôi sẽ gọi cho bà ấy.
Dù sao, tiếng Anh ngành khách sạn cũng đơn giản đấy chứ?
Là một nhân viên của khách sạn, bạn sẽ làm việc với những người nói tiếng Anh bản địa và những người không nói tiếng mẹ đẻ. Điều này có nghĩa là có nhiều cấp độ tiếng Anh khác nhau mà bạn sẽ được tiếp xúc, và bạn cần phải làm cho tất cả mọi người đều hiểu được.
Đó là lý do tại sao Tiếng Anh trong khách sạn lại đơn giản. Miễn là bạn lịch sự và nói rõ ràng, bạn sẽ làm tốt!
Làm thế nào để học tiếng Anh chuyên ngành khách sạn
Tham gia một khóa học tiếng Anh thường xuyên là một cách tốt để chuẩn bị cho ngành công nghiệp khách sạn. Nhưng đây là một vài cách bạn có thể tập trung vào tiếng Anh chuyên ngành khách sạn:
- Học trực tuyến một khóa tiếng Anh chuyên ngành khách sạn. Có nhiều website học trực tuyến, bạn có thể tham gia khóa học, thậm chí là miễn phí.
- Các khóa học ở khách sạn (tuy vậy, thường khách sạn lớn 5 sao, trong tập đoàn) mới có những khóa học này.
- Làm những vị trí tương tự như chăm sóc khách hàng, đại diện bán hàng, thư ký.
- Học từ bạn bè, tạo nhóm học và sắm vai khách, nhân viên khách sạn.