Kỹ năng nghề nghiệp là gì? Mỗi loại nghề nghiệp bao gồm một danh sách các chức năng tiêu chuẩn, các nhiệm vụ và kỹ năng liên quan đến các công việc thuộc loại này. Bao gồm các công việc hành chính, công việc kế toán, vị trí quản lý và các công việc bán hàng và tiếp thị.
Kỹ năng nghề nghiệp là gì?
Kỹ năng nghề nghiệp (Professionnal skills) là khả năng làm việc của một người đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó. Professionnal nghĩa là chuyên nghiệp, chuyên gia; Skills có nghĩa là kỹ năng Hai từ đó ghép lại với nhau để mô tả kỹ năng làm việc đã đạt đến mức chuyên nghiệp, chuyên gia.
Kỹ năng 4 loại công việc tiểu biểu
1. Kỹ năng công việc hành chính
Thuật ngữ “hành chính” được sử dụng để mô tả một loạt nhân viên trong một tổ chức, từ nhân viên thư ký cho đến trợ lý điều hành và có rất nhiều kỹ năng công việc liên quan đến hành chính.
Đây là những chức năng thuộc về hành chính cốt lõi trong một tổ chức.
- Tạo và duy trì cơ sở dữ liệu chính xác.
- Thu thập thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Quản lý và hoàn thành nhiều nhiệm vụ chính xác, theo thời hạn.
- Tổ chức, lên lịch và lên kế hoạch các buổi họp và cuộc hẹn.
- Thu thập và phân phối biên bản cuộc họp trong khung thời gian đã được thiết lập.
- Trình bày kiến thức vững chắc về tin học văn phòng gồm MS Word, Excel, Outlook và Powerpoint.
- Dự thảo thư từ và tài liệu sử dụng kỹ năng ngôn ngữ và ngữ pháp tốt.
- Lên kế hoạch và thực hiện các thủ tục văn phòng để nâng cao hiệu quả.
- Thu thập và tổng hợp thông tin để tạo các báo cáo.
- Xử lý truy vấn và yêu cầu thông tin thành thạo.
- Theo dõi và duy trì nguồn cung cấp thiết bị văn phòng.
- Giao tiếp rõ ràng và chuyên nghiệp với khách hàng trong và ngoài công ty.
- Làm việc nhóm hiệu quả để đạt được các kết quả như dự kiến.
- Chú ý đến chi tiết trong tất cả các khía cạnh của công việc.
- Đưa ra các quyết định bằng các nguồn lực sẵn có và phán đoán đúng đắn
- Duy trì tính bảo mật và sự thận trọng.
2. Kỹ năng công việc kế toán
Mỗi công việc kế toán liên quan đều có các yêu cầu kỹ năng riêng. Những kỹ năng này thay đổi tùy thuộc vào loại hình công việc, công ty và mức độ trách nhiệm. Đây là danh sách kỹ năng nghề nghiệp phổ biến đối với một số vị trí kế toán.
- Thành thạo bộ tin học văn phòng Microsoft Office, đặc biệt là Excel
- Làm quen với các phần mềm chuyên ngành như FreshBooks, NetSuite, Oracle, SAP, Smile và phần mềm thuế.
- Lập báo cáo tài chính chính xác.
- Giải thích các báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác.
- Biên soạn và phân tích dữ liệu tài chính để tạo các báo cáo.
- Phát triển cơ chế báo cáo tài chính hiệu quả.
- Lên kế hoạch và thực hiện kiểm soát kế toán.
- Cập nhật và giám sát các thông tư, luật kế toán mới.
- Rà soát và nâng cấp các hệ thống hiện có để nâng cao hiệu quả.
- Đánh giá và truyền đạt thông tin tài chính.
- Phân tích và giải quyết các vấn đề về kế toán.
- Kiểm soát và báo cáo về chi phí.
- Hợp tác với thành viên bộ phận để đạt được các mục tiêu.
- Phối hợp với cơ quan quản lý và kiểm toán viên bên ngoài.
- Hoạch định, dự báo và quản lý ngân sách.
- Giám sát các hoạt động hạch toán hàng ngày.
- Tổ chức, phối hợp và hợp lý hoá luồng công việc.
- Cập nhật những vấn đề hiện tại và những thay đổi trong các quy định của ngành.
- Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, thủ tục và thông lệ.
3. Kỹ năng công việc quản lý và giám sát
Bất kể công ty, ngành hay mức độ công việc của người quản lý đều có trách nhiệm tối ưu hoá năng suất để hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được các mục tiêu. Danh sách kỹ năng nghề nghiệp dưới đây là chung cho hầu hết các vị trí quản lý.
- Thiết lập các mục tiêu và mục đích ngắn và dài hạn thực tế.
- Phân công nhiệm vụ một cách thích hợp cho nhân viên
- Tổ chức và phân bổ các nguồn lực đúng cho thành tích của nhiệm vụ.
- Lên kế hoạch và điều phối các hoạt động để đạt được hiệu quả tối đa
- Làm việc hiệu quả với đa dạng nhân viên.
- Trao quyền cho nhân viên để đạt được kết quả.
- Giám sát tiến trình đạt được các mục tiêu mong muốn.
- Xử lý các trở ngại và thách thức đối với thành tích mục tiêu.
- Động viên nhân viên hướng đến mục tiêu đạt được.
- Xây dựng mối quan hệ với nhân viên và thành viên trong nhóm.
- Tuyển dụng và đào tạo phát triển nhân viên.
- Quản lý và đánh giá hiệu suất của nhân viên.
- Xác định và giải quyết xung đột.
- Xây dựng và thực hiện chính sách, thông lệ và thủ tục cải tiến.
- Hoạch định và thực hiện thay đổi có hiệu quả.
- Sử dụng công nghệ để hỗ trợ hiệu quả chức năng quản lý.
4. Kỹ năng công việc Sales & Marketing
Là một chuyên gia bán hàng hoặc tiếp thị, kỹ năng làm việc của bạn sẽ liên quan đến việc đạt được mục tiêu và hạn ngạch và đóng góp vào lợi nhuận của công ty.
- Lên kế hoạch bán hàng và hoạt động marketing.
- Xác định và đánh giá nhu cầu của khách hàng.
- Sử dụng các sản phẩm và dịch vụ để giải quyết các vấn đề của khách hàng.
- Lên kế hoạch và thuyết trình.
- Xử lý các phàn nàn của khách hàng một cách hiệu quả.
- Đàm phán với một kết quả thắng – thắng.
- Kết thúc bán hàng theo cách chuyên nghiệp.
- Quản lý tất cả các bước của chu kỳ bán hàng hiệu quả.
- Tiến hành nghiên cứu sâu và phân tích thị trường.
- Theo dõi xu hướng ngành và hoạt động của đối thủ cạnh tranh.
- Xác định và nhắm mục tiêu kinh doanh mới.
- Mở rộng cơ sở khách hàng hoặc lãnh thổ bán hàng.
- Cung cấp dịch vụ xuất sắc cho cơ sở khách hàng hiện tại.
- Nâng cao tỷ lệ duy trì khách và doanh số bán hàng.
- Phối hợp với tất cả các bên liên quan để đạt được các mục tiêu và hạn ngạch.
Tophotel.vn vừa chia sẻ Kỹ năng nghề nghiệp là gì? Kỹ năng 4 loại công việc tiểu biểu. Hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong hành trình tìm kiếm công việc mới. Chúc các bạn thành công!