Có lẽ có rất ít người biết Flair Bartending là gì cho đến khi bộ phim “Cocktail” xuất hiện với sự tham gia của Tom Cruise. Bộ phim không chỉ đưa tên tuổi của John JB Bandy (Cha đẻ Flair Bartending) lên một tầm cao mới mà còn làm Flair Bartending phổ biến trên toàn thế giới.
Flair Bartending là gì?
Flair Bartending dịch ra tiếng Việt có nghĩa là nghệ thuật pha chế, nó thật sự không phản ánh đủ ý nghĩa của cụm từ “Flair Bartending”. Flair Bartending là cách các Bartender chuyên nghiệp biểu diễn các dụng cụ pha chế như bình Shaker, rượu, lửa,… (Giống biểu diễn xiếc). Những kỹ thuật Flair Bartending đòi hỏi tính chính xác cao, sự uyển chuyển trong mỗi động tác, có thể nói Bartender là một nghệ sỹ thực thụ.
Flair bartender là người pha chế nghệ thuật, họ sử dụng sự sáng tạo và kỹ thuật để tạo ra hiệu ứng, triks và màn trình diễn trong quá trình pha chế cocktail và đồ uống. Thay vì chỉ pha chế và phục vụ đồ uống một cách truyền thống, flair bartending thêm vào các phần biểu diễn và kỹ thuật đặc biệt để làm cho quá trình này trở nên thú vị và ấn tượng đối với khách hàng.
Các màn trình diễn trong flair bartending có thể bao gồm:
- Bật lên và quay nắp shaker: Bartender có thể ném nắp của shaker vào không trung và sau đó chạm vào nắp để nó quay trở lại và đậy chặt shaker.
- Lắc shaker với đồ uống trong không trung: Bartender có thể thực hiện các động tác lắc shaker trên đầu hoặc dưới chân một cách linh hoạt và ấn tượng.
- Đổ đồ uống qua một loạt cốc: Thay vì đổ trực tiếp vào cốc đích, bartender có thể đổ đồ uống qua một loạt cốc để tạo ra hiệu ứng và sự thú vị.
- Đốt lửa và sử dụng ngọn lửa: Một số flair bartenders có thể thực hiện các triks liên quan đến đốt lửa và sử dụng ngọn lửa để tạo ra hiệu ứng hoặc thêm hương vị đặc biệt vào cocktail.
Flair bartending không chỉ là một hình thức giải trí cho khách hàng mà còn thể hiện kỹ thuật và sự sáng tạo của người pha chế. Nó thường được thực hiện tại các quầy bar và sự biểu diễn của các flair bartender có thể là một phần quan trọng của trải nghiệm du lịch và giải trí tại các quán bar và nhà hàng.
Lịch sử Flair Bartending
- Năm 1980 Bartender Jerry Thomas lần đầu tiên sử dụng rượu Whiskey cùng một số rượu khác, sau đó đốt cháy để cho ra đời Cocktail Blue Blazer. Loại Cocktail này sau đó nổi tiếng toàn cầu. Và kỹ thuật này gọi là Flair Bartending.
- Năm 1986, kỹ thuật Flair Bartending được chuỗi quán bar T.G.I Friday ở Los Angeles (Mỹ ) áp dụng đối với nhân viên của mình. Cùng năm đó, ba nhân viên pha chế chuyên nghiệp là John JB Bandy, Magic Mike, John Messcall được cử đến nhà hàng ở Texas để quay video trình diễn Flair Bartending. T.G.I Friday sau đó đã tổ chức cuộc thi Flair Bartending đầu tiên trên thế giới tại California và John JB Bandy là người bước lên bục vinh quang cao nhất của cuộc thi.
- Năm 1987 khi John JB Bandy đang làm công việc pha chế quen thuộc của mình, anh vô tình gặp một cô gái, nhân viên của Disney Studios. Cô nói là đang tìm người để đào tạo Bryan Brown và Tom Cruise cho một bộ phim sắp ra mắt. John JB Bandy cho cô xem video về cuộc thi Bartending Olympics và thế là anh được lựa chọn.
- Năm 1988 bộ phim “Cocktail” tạm dịch sang tiếng Việt là “Quán rượu tình yêu” với sự góp mặt của nam diễn viên Tom Cruise đưa tên tuổi của John JB Bandy và kỹ thuật trình diễn Flair Bartending lên một tầm cao mới. Anh sau đó được các công ty nước giải khát và rượu bia ở Mỹ mời đi khắp thế giới để biểu diễn Flair Bartending và giảng dạy tại hơn 30 quốc gia khác nhau.
- Năm 2000 bộ phim “Quán Bar Coyote Ugly” lại một lần nữa tái hiện những màn biểu diễn Flair Bartending để kỹ thuật này ngày càng trở nên phổ biến.
Các cuộc thi Flair Bartending ở Việt Nam và thế giới
1. Flair Bartending thế giới
- Cuộc thi đầu tiên trên thế giới về Exhibition Flair (1995): Quest Of The Best Bartender
- Cuộc thi đầu tiên trên thế giới về Working Flair (1999): Quest Of The Best Bartender
- Flair Bartenders Shakedown được tổ chức bởi BarWars LLC (2006)
- Roadhouse World Flair in (Covent Garden) London, UK
- Legends of Bartending (Las Vegas, USA). (Đến nay đã không còn tổ chức nữa)
- Quest (Orlando – the oldest major flair competition in the world). (Không còn tổ chức).
- Skyy Global Flair Challenge tại 14 quốc gia bao gồm China, UK, Canada, Israel, Czech Republic, Germany, Brazil, Mexico, etc .(Không còn tổ chức)
- Hard Rock Cafe Flair Competition từ năm 2013.
- Crazy Beach World Flair Competition (Cosenza – Italy)
- Flairmania (Riga, Latvia)
- Stars War Championship (Bali, Indonesia)
- Titans World Open (Moscow, Russia)
- Ultimate Flair (Tokyo, Japan)
- Flair Battle Rome (Rome, Italy)
- Old Skool Rules (London, UK)
- Prepare to Flair – Beginner Competition @ the Roadhouse (London, UK)
- Flair Fearless Championship (Los Angeles, USA)
- Bols Barmen Cup (Umag, Croatia)
- Warsaw Flair Challenge (Warsaw, Poland)
- Masters Of Flair (Birmingham,UK)
2. Flair Bartending Việt Nam
- Bar Pro Flair Challenge Vietnam từ năm 2011 (Đã không còn tổ chức)
- Roadhouse Flair Vietnam 2016
- Bacardi Compettion Flair
- Saigon Tourist Flair Compettion
- Hanoi Bartender Compettion
- Vietnam Bartender Compettion
- Da Nang Champions Flair Compettion
Kỹ thuật Flair Bartending
Một trong những kỹ thuật cơ bản nhất của Flair Bartending là tung hứng tầm thấp, rồi đến tầm cao. Trải qua luyện tập Bartender có thể luyện các kỹ thuật cao hơn như Working Flair, Exhibition Flair, tung hứng 3 chai cơ bản, tổ hợp các động tác Working Flair…
Trình diễn nghệ thuật pha chế gắn liền với những động tác đẹp mắt, dứt khoát. Kỹ thuật quăng chai càng phức tạp càng chứng tỏ được trình độ tay nghề, đẳng cấp của Bartender đó. Để quăng được nhiều chai và bắt “bách phát bách trúng”, yêu cầu các Bartender cần phải kiên trì luyện tập và khi biểu diễn phải tập trung cao độ, làm chủ được không gian biểu diễn của mình để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
Muốn sở hữu kỹ thuật này, các Bartender nên đăng ký tham gia khóa học flair tại các trung tâm uy tín để được đào tạo một cách bài bản – nắm được những “thủ thuật” trình diễn từ cơ bản đến nâng cao. Khi mới luyện tập kỹ thuật này, Bartender nên bắt đầu với chai nhựa vì chuyện làm rớt chai sẽ thường xuyên xảy ra. Đến khi nào thuần thục, bạn mới nên chuyển sang thực hành với chai thủy tinh.
Trong quá trình luyện tập flair, thao tác với chai thủy tinh, bình Shaker, lửa… Bartender sẽ khó tránh khỏi những tình huống đối mặt với nguy hiểm: Chai rượu, bình lắc rơi trúng người, chai thủy tinh vỡ gây trầy xước, chảy máu; lửa làm bỏng… Muốn thành thạo kỹ thuật này, Bartender cần phải có được niềm đam mê cũng như sự kiên trì luyện tập, mới có thể chinh phục được những động tác khó, tưởng chừng như không thể. Nếu không có được hai yếu tố này, Bartender sẽ nhanh chóng nản chí, bỏ cuộc và mong muốn phát triển tay nghề sẽ trở nên khó khăn hơn.
Flair bartender là người pha chế nghệ thuật, là thước đo của một Bartender chuyên nghiệp. Thông qua bài viết, Tophotel.vn muốn các bạn hiểu rõ hơn Flair Bartending là gì, nó có từ khi nào và các vấn đề liên quan đến thuật ngữ này.