Bạn có biết cách viết CV xin việc IT hấp dẫn và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng? Những nội dung nào trong CV xin việc IT cần được quan tâm? Hãy cùng Tophotel tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
IT là gì?
IT (Information Technology) có nghĩa là Công nghệ thông tin, được mô tả là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ, chuyển đổi, thu thập, xử lý cũng như bảo vệ và truyền thông tin. Mục đích chính của ngành nghề này là phát triển khả năng thiết kế, sửa chữa, ứng dụng hệ thống thiết bị máy tính (bao gồm phần cứng, phần mềm) để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân hoặc những tổ chức có yêu cầu.
Khi nhắc đến IT, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến một số vị trí như lập trình viên, lập trình website, an ninh mạng,… Tuy nhiên, đây chỉ là một phần, bởi ngành công nghệ thông tin còn bao gồm cả lập trình game, ứng dụng điện thoại… Có thể thấy, nhân viên IT có rất nhiều các cơ hội lựa chọn về vị trí và công việc của mình.
IT cần quan tâm nội dung nào trong CV xin việc
CV xin việc IT cũng giống như những ngành khác, đều phải bao gồm những mục sau: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Trình độ học vấn,… Tuy nhiên, bởi đây là một ngành nghề đặt thù nên trong cách viết CV xin việc IT bạn cần đưa ra những thông tin chính xác về các nội dung có trong mục: Kinh nghiệm việc làm, Kỹ năng làm việc và Sản phẩm, thành tựu.
Những nội dung được đề cập sẽ là điểm sáng để giúp nhà tuyển dụng thấy được bạn có phù hợp với vị trí mà công ty họ đang cần. Những kỹ năng, kinh nghiệm trước đó của bạn có thực sự tốt để đáp ứng các yêu cầu được đặt ra trong mô tả công việc của nhà tuyển dụng.
Cách viết CV xin việc IT ấn tượng
Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp
Ở phần này, bạn hãy tóm tắt mục tiêu (Mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn) của mình trong vòng 2 – 3 câu. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào năng lực cũng như tầm nhìn của ứng viên rồi quyết định xem có nên đọc tiếp CV hay không. Do vậy, hãy khiến “mục tiêu nghề nghiệp” của mình thật ấn tượng và súc tích nhé!
VD:
Mục tiêu nghề nghiệp:
- Trở thành một nhân viên IT xuất sắc. Mong muốn được làm việc với độ thử thách cao. Sau 6 tháng – 1 năm, có thể trở thành Team Leader.
Cách viết Thông tin cá nhân
Đây là một trong những phần quan trọng và cần thiết. Bạn cần đưa ra những thông tin cơ bản như: Họ tên, ngày sinh, giới tính, số điện thoại, địa chỉ nhà, email. Bên cạnh đó là một tấm ảnh rõ mặt, nghiêm túc, không nên chọn ảnh selfie.
Email cũng cần thể hiện sự nghiêm túc, tuyệt đối không dùng email dạng như: gaconthongminh@gmail.com, changkhothuychung@gmail.com….
VD:
Thông tin cá nhân:
- Họ tên: Nguyễn Văn Tuấn
- Ngày sinh: 23/8/1992
- Số điện thoại: 091 176 xxxx
- Email: nguyenvantuan@gmail.com
- Địa chỉ: Hoàng Mai, Hà Nội
Cách viết Kinh nghiệm làm việc
Viết phần “Kinh nghiệm làm việc” trong CV xin việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (IT) cần phải mô tả cụ thể và minh bạch về công việc và trải nghiệm của bạn. Dưới đây là một hướng dẫn chi tiết:
- Định dạng cơ bản: Liệt kê kinh nghiệm làm việc theo thứ tự ngược, bắt đầu từ công việc gần đây nhất và đi ngược lại thời gian.
- Tên công ty hoặc tổ chức: Đầu tiên, ghi rõ tên công ty hoặc tổ chức mà bạn đã làm việc tại.
- Vị trí công việc: Chỉ ra vị trí công việc mà bạn đã giữ. Ví dụ: “Lập trình viên Java,” “Quản trị hệ thống,” “Chuyên gia bảo mật mạng,” vv.
- Thời gian làm việc: Ghi rõ thời gian bạn đã làm việc tại công ty đó (thời gian bắt đầu và kết thúc) hoặc thời gian bạn đã làm việc dự kiến nếu công việc vẫn đang tiếp tục.
- Mô tả công việc: Đây là phần quan trọng nhất của mỗi mục kinh nghiệm. Mô tả công việc và nhiệm vụ của bạn một cách chi tiết và cụ thể. Đảm bảo bạn sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật và hiểu biết chuyên môn. Nêu rõ các dự án, công việc, và trách nhiệm mà bạn đã đảm nhiệm. Hãy sử dụng dấu hiệu liệt kê (bulleted list) để làm cho nội dung dễ đọc hơn. Đặc biệt nhấn mạnh những thành tựu, dự án quan trọng, hoặc giải pháp mà bạn đã đóng góp trong công việc của mình.
- Công cụ và công nghệ: Liệt kê các công cụ và công nghệ mà bạn đã sử dụng hoặc làm việc với trong dự án và công việc của mình. Ví dụ: “Sử dụng Python và Django để phát triển ứng dụng web,” “Quản trị hệ thống bằng Linux và Bash.”
- Thành tựu và dự án: Để làm nổi bật sự phát triển và thành tựu của bạn, nêu rõ các dự án cụ thể mà bạn đã tham gia và nói về kết quả bạn đã đạt được. Số liệu và dữ liệu cụ thể (ví dụ: “giảm thời gian phản hồi hệ thống từ 2 giây xuống 500 mili giây”) làm cho mục này trở nên mạnh mẽ hơn.
- Kỹ năng mềm và kỹ năng liên quan: Nếu có, hãy liệt kê các kỹ năng mềm (ví dụ: lãnh đạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm) và các kỹ năng liên quan khác (ví dụ: quản lý dự án, tương tác khách hàng) mà bạn đã áp dụng trong công việc của mình.
- Thành tựu và nhận xét (Tùy chọn): Nếu bạn đã nhận được bất kỳ giải thưởng, nhận xét tích cực từ cấp trên, khách hàng, hoặc đồng nghiệp, hãy xem xét để thêm vào CV.
- Tùy chỉnh cho từng vị trí (Tùy chọn): Tùy chỉnh phần “Kinh nghiệm làm việc” để phù hợp với yêu cầu của vị trí bạn đang xin. Điều này giúp bạn làm nổi bật những khả năng và kinh nghiệm phù hợp nhất.
Hãy nhớ làm cho mục “Kinh nghiệm làm việc” trên CV của bạn thể hiện rõ ràng khả năng và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực IT và làm cho nó dễ đọc và hiểu.
Cách viết Kỹ năng làm việc
Khi viết CV xin việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (IT), việc liệt kê kỹ năng chính của bạn là một phần quan trọng để làm nổi bật năng lực của bạn đối với nhà tuyển dụng. Dưới đây là một số kỹ năng quan trọng mà bạn có thể xem xét khi viết phần “Kỹ năng” trong CV của mình:
- Kỹ năng lập trình:
- Liệt kê các ngôn ngữ lập trình mà bạn biết sử dụng, ví dụ: Python, Java, C++, JavaScript, Ruby, PHP, và C#.
- Nếu bạn có kinh nghiệm với ngôn ngữ lập trình cụ thể, hãy đặc biệt nhấn mạnh nó.
- Phát triển phần mềm:
- Mô tả khả năng phát triển ứng dụng, trang web, hoặc phần mềm.
- Nếu bạn có kinh nghiệm với các framework hoặc công nghệ như React, Angular, Django, Laravel, Flask, Node.js, ASP.NET, hãy liệt kê chúng.
- Quản lý cơ sở dữ liệu:
- Nêu rõ kỹ năng làm việc với hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) như MySQL, PostgreSQL, MongoDB, SQL Server, Oracle.
- Mô tả khả năng thiết kế, tối ưu hóa và bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Công nghệ mạng và bảo mật:
- Đề cập đến kiến thức về mạng máy tính, giao thức mạng (TCP/IP), và cách thiết lập và bảo mật mạng.
- Nếu bạn có kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo mật, nhấn mạnh về việc thử thách và bảo vệ hệ thống.
- Công nghệ đám mây:
- Liệt kê kỹ năng làm việc với các dịch vụ đám mây như AWS (Amazon Web Services), Azure, Google Cloud Platform (GCP), hoặc các dịch vụ khác.
- Mô tả khả năng triển khai và quản lý ứng dụng trên đám mây.
- Kỹ năng quản lý dự án:
- Đề cập đến kỹ năng quản lý dự án, sử dụng các phương pháp quản lý như Agile, Scrum, hoặc Waterfall.
- Mô tả kinh nghiệm trong việc lãnh đạo dự án hoặc làm việc trong nhóm phát triển.
- Kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề:
- Chỉ ra khả năng của bạn trong việc tìm hiểu và giải quyết các vấn đề kỹ thuật phức tạp.
- Nêu rõ khả năng phân tích và tối ưu hóa hệ thống hoặc ứng dụng.
- Kỹ năng làm việc nhóm:
- Mô tả kỹ năng làm việc trong môi trường nhóm, cộng tác, và giao tiếp hiệu quả với các thành viên khác trong dự án.
- Ngôn ngữ và kỹ năng mềm:
- Nếu bạn có khả năng nói và viết bằng nhiều ngôn ngữ, hãy đề cập đến chúng.
- Liệt kê kỹ năng mềm như lãnh đạo, tư duy logic, xử lý xung đột, và thời gian quản lý.
- Kỹ năng công nghệ khác (Tùy chọn):
- Đối với các kỹ năng khác không thuộc các danh mục trên, như DevOps, Docker, Kubernetes, hoặc công nghệ xử lý dữ liệu lớn (Big Data), hãy liệt kê chúng nếu chúng liên quan đến vị trí bạn đang xin.
Nhớ rằng việc liệt kê kỹ năng cần được làm một cách chính xác và phản ánh khả năng thực sự của bạn. Đồng thời, tùy chỉnh danh sách kỹ năng để phù hợp với vị trí bạn muốn ứng tuyển để tạo sự phù hợp và nổi bật.
Cách viết Sản phẩm, thành tựu
Hãy liệt kê ra những giải thưởng mà bạn có cũng như những thành tựu cá nhân khi tham gia các dự án lớn nhỏ. Đối với những bạn còn ít kinh nghiệm, mới gia nhập vào nghề thì thành tựu ở đây có thể là những thứ bạn làm được cho dự án, những điều bạn cải thiện được cho bản thân nhờ dự án đó.
VD:
Sản phẩm, thành tựu:
- Mô tả: Trang web nghề khách sạn
- Nhà đầu tư: Tophotel.vn
- Công nghệ: HTML5/ CSS3, React, Redux, Ruby on Rails
- Thành phần team: 1 PO, 1 lead, 2 dev, 1 designer
- Vị trí: Front-end Developer
Chi tiết:
- Thiết kế và quyết định bố cục trực quan của trang web
- Thay đổi code, phần mềm của các trang hiện có
- Tối ưu hoá nội dung web cho tốc độ và hiệu suất tối ưu hơn
- Tập trung nghiên cứu công nghệ, sản phẩm mới, kể cả gói phần mềm và sản phẩm phần cứng
- Tư vấn về những hạn chế của hệ thống và chức năng trang web
- Kiểm tra trang web trước khi tung ra thị trường
- Tạo các thiết kế digital bắt mắt và hữu ích trên nhiều nền tảng khác nhau”
- Một số thông tin khác
Cách viết Sở thích
Không nên liệt kê ra quá nhiều thứ, bạn chỉ nên chọn lọc những sở thích mà bản thân thấy có ích cho công việc đang ứng tuyển mà thôi.
Cách viết Tham chiếu
Đây là mục không bắt buộc, nhưng nếu có thì càng tốt, nó sẽ làm tăng độ uy tín của bản CV xin việc IT. Hãy chọn một người để xác thực thông tin của bạn, ghi đầy đủ thông tin liên lạc của người đó.
Download “30 mẫu cv xin việc độc đáo” – Downloaded 17897 times – 12.22 MBCác lỗi thường gặp khi viết CV xin việc IT
CV xin việc quá dài
Nhà tuyển dụng chỉ dành tối đa một phút để đọc CV. Vì vậy, bạn cần biết cách viết CV xin việc ngắn gọn súc tích dưới 2 trang A4. Sử dụng một vài từ khóa làm nổi trội điểm mạnh bản thân và sự phù hợp với vị trí ứng tuyển. CV dài thường do bạn trình bày phần kinh nghiệm giống bản mô tả công việc, hãy viết ngắn và tập trung vào những gì bạn học hỏi được từ công việc đó.
Ngoài phần trình độ học vấn, bạn nên đưa thêm các hoạt động ngoại khóa, hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự nhanh nhạy, khả năng giao tiếp, khả năng làm việc nhóm, sức sáng tạo và tiềm năng lãnh đạo khi đối mặt với công việc thực tế.
Quá chú trọng đến vị trí công việc
Mục đích của nhà tuyển dụng là thuê bạn về làm việc, đem lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp chứ không phải thuê bạn ngồi vào vị trí đó rồi dạy bạn cách làm việc. Vì vậy, hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể làm được những gì, đem lại giá trị gì.
Sử dụng hình ảnh không phù hợp
Sẽ thật khó coi với tấm ảnh selfie, trang phục lòe loẹt, khu mặt nhiều biểu cảm. Hãy sử dụng một bức ảnh chụp chân dung 4x6cm với nụ cười thân thiện, trang phục công sở, nền xanh hoặc trắng.
Sử dụng địa chỉ email thiếu trang trọng
Nhiều ứng viên dùng email mình đang có mà không để ý nó có phù hợp hay không. Lưu ý tên địa chỉ email phải nghiêm túc, tốt nhất là tên của mình. Ví dụ tranvana@gmail.com. Tránh dùng các địa chỉ mail dạng girl_xinh@gmail.com hay boycute@gmail.com.
Lỗi trong phần kinh nghiệm làm việc
Nhiều bạn không biết hoặc không để ý cứ liệt kê kinh nghiệm từ cũ đến mới, viết kinh nghiệm như bản mô tả công việc. Điều này làm nhà tuyển dụng cảm thấy khó chịu, họ không có nhiều thời gian đọc và tìm kiếm thông tin trên bản CV dài như tiểu thuyết.
Lỗi sử dụng một CV cho nhiều vị trí công việc
CV của bạn rất dễ bị loại vì lỗi này. Ví dụ bạn sử dụng CV nhân sự để ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh, rõ ràng nội dung hai công việc này là rất khác nhau. Nhà tuyển dụng không đủ kiên nhẫn để hiểu bạn.
Lỗi chính tả, ngữ pháp
Lỗi này nghe rất đơn giản nhưng nhiều nhà tuyển dụng “đánh chết” lỗi này, họ cảm thấy thật “ngớ ngẩn”, giống như mình không được tôn trọng. Vì vậy, hãy rà soát thật kỹ lỗi chính tả, câu cú, cách phân đoạn văn bản trước khi gửi.
Lỗi thiết kế và bố cục CV
Ai cũng yêu cái đẹp nên bạn cần thiết kế cho mình một CV bắt mắt, bố cục CV theo tiêu chuẩn, cái gì quan trọng xếp lên trên. Ví dụ: Mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm, Trình độ học vấn, Kỹ năng …. cuối cùng là Người tham chiêu.
Lỗi đặt tiêu đề CV
Khi bạn gửi cv qua mail hoặc đăng CV trên các website việc làm, bạn cần ghi rõ tiêu đề là ” Ứng tuyển nhân viên IT”, “CV xin việc nhân viên IT” hoặc “Apply vị trí nhân viên IT”, tránh sử dụng tiêu đề một cách chung chung.
Cách gửi CV qua mail
Có nhiều phương thức để bạn chuyển CV xin việc cho nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, gửi CV qua mail là một phương thức phổ biến, nó vừa nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp. Bạn tự hỏi, gửi mail thì có gì khó? Vâng, nó không khó nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc để CV không bị nhà tuyển dụng ngó lơ.
Nguyên tắc 1: Nên sử dụng địa chỉ email trong phần thông tin cá nhân để gửi CV cho nhà tuyển dụng.
Nguyên tắc 2: Mỗi lần gửi chỉ gửi duy nhất cho một nhà tuyển dụng, không CC hay BCC.
Nguyên tắc 3: Một là không sử dụng chữ ký mail, hai nếu sử dụng hãy sử dụng một cách chuyên nghiệp, nghĩa là chữ ký sẽ bao gồm thông tin: Họ tên, chức danh, công ty, điện thoại, email, website (nếu dùng ảnh, cần sử dụng ảnh đẹp và trang trọng).
Nguyên tắc 4: Tiêu đề mail tuân theo công thức: Họ tên + Ứng tuyển vị trí …. + Công ty ABC. Ví dụ: Trần Văn A – Ứng tuyển vị trí Nhân viên kinh doanh – Công ty Du lịch Sky
Nguyên tắc 5: Đặt tên tệp đính kèm theo công thức: Tên tài liệu + Loại tài liệu + Tên ứng viên. Ví dụ: NhanVienLeTan-CV-TranVanA, NhanVienLeTan-SYLL-TranVanA (Tại sao đặt tên vậy? Vì nhà tuyển dụng thường tuyển rất nhiều vị trí công việc, họ tải về hàng đống CV, khi cần tìm kiếm họ sẽ tìm theo vị trí => đọc => sàng lọc).
Đối với tệp đính kèm bạn nên để dưới dạng PDF hoặc DOCX, không nên sử dụng các dạng file nén như ZIP, RAR tránh gây phiền toái, mất thời gian của NTD. Và nếu không có yêu cầu cụ thể, bạn chỉ cần gửi CV và Cover letter (Đơn/ Thư xin việc) cho nhà tuyển dụng thay vì gửi toàn bộ hồ sơ xin việc.
Được rồi, bây giờ đến phần nội dụng email. Xem mẫu dưới:
Mẫu email gửi CV xin việc IT
Kính gửi: Anh/chị (Tên người) – Phụ trách tuyển dụng công ty (Tên công ty),
Tôi là Lê Phú An, thông qua tin tuyển dụng đăng trên Tophotel.vn, tôi biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng Nhân viên kinh doanh. Tôi nhận thấy công việc này phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm đã tích lũy.
Tôi tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sau khi tốt nghiệp tôi làm việc ở vị trí Nhân viên bán hàng tại Công ty ABC. Bằng nhiệt huyết của tuổi trẻ, không ngừng học hỏi, làm việc chăm chỉ tôi đã đạt thành tích Nhân viên bán hàng giỏi nhất năm.
Ngoài học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp tôi luôn trau dồi kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh bằng các khóa học online như: Quảng cáo Google, Facebook, tiếp thị qua email… Kỹ năng nổi trội của tôi là Nắm bắt tâm lý khách hàng, Quản lý và chăm sóc khách hàng.
Với kiến thức, kinh nghiệm và những kỹ năng nêu trên tôi tin mình có thể đáp ứng tốt yêu cầu của Quý công ty. Tôi mong muốn có một cuộc phỏng vấn trực tiếp để tôi có cơ hội trình bày rõ hơn về năng lực của mình.
Tôi gửi kèm email này Sơ yếu lý lịch, CV xin việc, đơn xin việc, bằng cấp chứng chỉ và các giấy tờ theo yêu cầu của Quý công ty. Rất mong Quý công ty dành thời gian xem xét.
Tôi xin chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được hồi âm của Quý công ty.
Tải mẫu email gửi CV xin việc IT
Download “Mẫu Email gửi CV xin việc” mau-email-gui-cv-xin-viec.docx – Downloaded 17536 times – 13.85 KBĐừng bao giờ nghĩ rằng, tìm việc chỉ phụ thuộc vào may mắn. Sự chuẩn bị cẩn thận về CV xin việc và tinh thần lạc quan có vai trò rất lớn đến sự thành công khi ứng tuyển. Do vậy, ngay từ bây giờ, việc bạn cần làm chính là làm CV xin việc thật hoàn chỉnh để chinh phục nhà tuyển dụng.
Trên đây là gợi ý cách viết CV xin việc IT mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng với bài viết ở trên, độc giả của Tophotel đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc làm CV xin việc trong ngành IT. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tìm hiểu thêm bạn nhé!