Thiết kế một quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm chuẩn mực chính là “vũ khí’ gia nhập thị trường ẩm thực đầy khắt khe. Hãy cùng Tophotel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm
Quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm phụ thuộc vào loại thực phẩm cũng như công nghệ và quy định về an toàn thực phẩm. Việc tuân thủ đúng quy trình chế biến và bảo quản sẽ giúp cho ra những món ăn ngon, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
1. Nhập thực phẩm
- Đảm bảo tất cả các nhà cung cấp thực phẩm cho nhà hàng khách sạn đều phải có giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các thực phẩm nhập phải đảm bảo:
+ Đối với thực phẩm sống phải đảm bảo tươi ngon.
+ Đối với thực phẩm đông lạnh phải được giữ lạnh khi nhập và có hạn sử dụng.
+ Đối với thực phẩm đóng hộp vẫn phải nguyên hình, không dập méo, vẫn nằm trong hạn sử dụng.
- Thực phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng và cân phải được mang ngay vào khu vực chế biến và bảo quản.
2. Chế biến và bảo quản
- Với thực phẩm đóng hộp phải được bảo quản ở kho khô theo trình tự gọn gàng . Được thực hiện theo đúng quy trình hàng nhập trước dùng trước, hàng nhập sau dùng sau.
- Với thực phẩm đông lạnh phải được cho ngay vào tủ đông. Thực hiện đung quy trình xả đông bằng tủ mát và sử dụng vừa đủ theo yêu cầu.
- Với các loại thịt và cá phải được giữ lạnh dưới 5 độ C và phải được sử dụng ngay trong ngày. Nếu không sử dụng hết phải được cấp đông để bảo quản.
- Với các loại rau củ quả phải được rửa sạch sẽ, sau đó được bảo quản trong tủ mát dưới 8 độ C. Sử dụng tối đa trong vòng 24h.
- Trứng khi nhập vào khách sạn phải được giữ trong tủ mát, sử dụng tối đa trong vòng 48h.
- Tất cả các thực phẩm phải được gắn mác ngày để theo dõi thời gian sử dụng.
- Tất cả các thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh đều được phân biệt tách riêng giữa sống và chín, giữa thịt và cá.
- Các thực phẩm có nguy cơ được đặc biệt cất giữ cẩn thận và riêng biệt.
3. Các phương pháp chế biến
- Khu vực chế biến thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản phải tách riêng với khu vực bếp để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Khu vực xa lát và bánh cũng được phân biệt riêng với đồ chưa ăn ngay và đồ có thể ăn ngay.
- Dùng thớt màu để phân biệt thực phẩm sống và chín.
4. Quá trình vệ sinh (định kỳ)
- Tuyệt đối không sử dụng những thực phẩm đã bị hỏng, ôi thiu khi phát hiện ra.
- Lịch vệ sinh của bếp hàng tuần phải được lên kế hoạch và thực hiện, phân công cho nhân viên đầy đủ.
- Nhiệt độ của các tủ đông và tủ lạnh phải được theo dõi hàng ngày và có báo cáo đầy đủ.
5. Quy định về vệ sinh
- Phải rửa tay thường xuyên.
- Không đeo đồ trang sức và đồ trang điểm quá nhiều ở nơi làm việc.
- Phải giữ đồng phục sạch sẽ, tóc tai gọn gàng.
- Phải băng kín vết đứt với loại băng cá nhân chuyên dụng.
- Phải báo ngay cho bếp trưởng nếu bạn bị bệnh.
- Phải lau dọn ngay sau mỗi công đoạn làm việc.
- Không hút thuốc trong nơi làm việc.
- Không ho hắt hơi hoặc khặc nhổ về phía có thực phẩm.
- Phải lưu trữ chế biến thực phẩm sống cách biệt với thực phẩm chín
- Phải lưu trữ thực phẩm đúng nơi qui định
- Phải luôn luôn đậy kín thùng chứa rác.
6. Hướng dẫn sử dụng tủ bảo quản
- Không được để thực phẩm trực tiếp trên mặt tủ đá.
- Không được dùng vật nhọn, sắc kim loại để cậy thực phẩm (dao, dĩa, dùi, kéo, đục).
- Không được xả đá bằng nước nóng, lạnh chỉ được xả bằng tự nhiên.
- Để thực phẩm rau củ quả lên trên, để thịt cá các loại ở dưới.
- Khi cho các loại thực phẩm vào tủ bắt buộc phải bọc kín bằng màng bọc thực phẩm (để tránh có mùi).
- Phân loại từng thực phẩm và phải để riêng (thịt, bò, cá, lợn).
- Phải để thực phẩm vào trong hộp nhựa , rổ nhựa (có nắp đậy).
- Thường xuyên lau dọn tủ để không có mùi của các loại thực phẩm.
Tophotel.vn vừa chia sẻ với các bạn Quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm trong bếp nhà hàng khách sạn. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!