Bạn đã quyết định thực hiện ước mơ mở khách sạn cho riêng mình. Bạn đã nghĩ ra một khái niệm tuyệt vời, cung cấp dịch vụ khách hàng chưa từng có. Bước tiếp theo là viết một bản kế hoạch kinh doanh khách sạn. Nó giống như vẽ một bản đồ đường đi. Tuy nhiên, những con đường đấy không hề suôn sẻ, có rất nhiều doanh nhân đã bị mắc kẹt.
Tại sao? Nhiều người không có thời gian, không biết phải viết gì và huy động nguồn tài chính như thế nào. Nhưng cho đến khi bạn chưa hoàn thành kế hoạch kinh doanh của mình, bạn sẽ không thể nhận được tài trợ.
Không khó để bạn lập một bản kế hoạch kinh doanh khách sạn tốt. Nó chỉ là một bản tóm tắt cấu trúc ý tưởng của bạn. Hầu hết mọi người cố gắng đưa vào mọi thứ, các khái niệm về khách sạn trong kế hoạch. Điều này dẫn đến bản kế hoạch như một cuốn tiểu thuyết cấp tốc, không hấp dẫn, một mớ hỗn độn không đầu cuối.
Chìa khóa chính là, biết bao gồm những gì, và những gì không nên đưa vào trong bản kế hoạch kinh doanh khách sạn. Tạo ra một lộ trình rõ ràng để thành công. Kích thích các nhà đầu tư và dẫn người đọc đi theo con đường chính xác mà bạn muốn.
Một trong những thách thức chính là ví dụ như sau khi đọc trang đầu tiên hầu hết các nhà đầu tư không hiểu đầy đủ về khách sạn là gì. Đối với nhà đầu tư và người cho vay, điều quan trọng là họ có thể nhanh chóng hiểu được kế hoạch của bạn mà không cần phải đọc toàn bộ tài liệu.
Tophotel.vn sẽ chỉ ra 10 điểm quan trọng mà bạn phải đưa vào kế hoạch kinh doanh khách sạn của mình.
10 điểm cần có trong mẫu kế hoạch kinh doanh khách sạn
1. Tóm tắt điều hành
- Tuyên bố về nhiệm vụ: Giới thiệu, mô tả công ty chỉ trong một dòng về giá trị cốt lõi của khách sạn bạn muốn xây dựng (không phải là 2 dòng hoặc một đoạn văn). Nó giải thích lý do tại sao bạn đang kinh doanh hoặc bạn đang cần rất nhiều nhu cầu giải quyết vấn đề, mà hiện tại chưa được đáp ứng.
- Mục tiêu: Bạn kỳ vọng hoàn thành mục tiêu? Ví dụ “Đạt mức độ chiếm chiếm dụng phòng trung bình 90% hàng năm.”
2. Phân tích công ty
Thông tin chi tiết hơn về USPs – Unique Selling Point (điểm bán hàng độc đáo duy nhất) của khách sạn bạn muốn kinh doanh.
3. Phân tích ngành
Thông tin về các xu hướng ngành công nghiệp khách sạn, thực trạng kinh doanh của thị trường và nó sẽ tác động đến khách sạn của bạn như thế nào. Điều này là cần thiết khi các nhà đầu tư muốn chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu được ngành công nghiệp khách sạn.
4. Phân tích khách hàng
Thông tin sâu về thị trường mục tiêu, bao gồm các chi tiết về địa lý, nhân khẩu học, kinh tế xã hội, tâm lý, hành vi. Những loại khách nào sẽ chủ yếu nghỉ tại khách sạn của bạn? Giải thích làm thế nào khách sạn của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu của những phân khúc chính về vị trí, tiện nghi và dịch vụ.
5. Phân tích cạnh tranh
Nghiên cứu về sự cạnh tranh địa phương hoặc các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, với từng điểm mạnh, điểm yếu, tỷ lệ chiếm chỗ và thị phần (phân tích SWOT). Và đừng quên phần quan trọng nhất là những gì phân biệt bạn với họ. Điều gì làm bạn nổi bật?
6. Kế hoạch chiến lược
- Tiếp thị: Chính xác bạn sẽ thu hút khách hàng như thế nào? Bạn sẽ định vị vị mình như thế nào? Thông điệp của bạn là gì cho các phân khúc thị trường khác nhau? Tiếp thị trực tiếp sẽ hoạt động như thế nào? Kế hoạch cho trang web khách sạn, SEO, SEM và SMM của bạn là gì? Bạn sẽ làm quảng cáo ngoại tuyến?
- Phân phối: Bạn sẽ sử dụng các kênh bên thứ ba nào và bạn sẽ quản lý chúng ra sao? Bạn sẽ cần ứng dụng những công nghệ nào?
- Quản lý doanh thu: Bạn sẽ sử dụng kỹ thuật định giá và tăng năng suất nào? Chính sách thanh toán và hủy phòng của bạn sẽ là gì?
7. Kế hoạch hoạt động
Bạn duy trì hoạt động khách sạn như thế nào? Bạn cần bao nhiêu nhân viên và giám sát viên? Mô tả công việc/ trách nhiệm của họ là gì? Họ cần có nền tảng và kinh nghiệm gì? Khi nào họ nên bắt đầu? Các tiêu chuẩn dịch vụ của bạn là gì? Bạn sẽ phát triển sổ tay khách sạn, hướng dẫn? Bạn sẽ sử dụng nhà cung cấp nào? Bạn sẽ quản lý hàng tồn kho như thế nào?
8. Nhóm quản lý
Bao gồm hệ thống quản lý đầu vào đầu ra của nhóm. Tập trung vào những tiêu chuẩn gì để đạt được thành công mong đợi.
9. Kế hoạch tài chính
Chi phí ban đầu để vận hành khách sạn (đầu tư vốn), chi phí kinh doanh, chi phí hoạt động và dự toán doanh thu trong năm năm tới. Bao gồm KPI (hệ thống đo lường, đánh giá hiệu quả công việc) như dự kiến, ADR (tỷ lệ trung bình hàng ngày) và REVPAR (doanh thu trên mỗi phòng có sẵn).
Nếu bạn đang huy động tiền, phác thảo ngân quỹ cần bao nhiêu và khi nào. Giải thích cách bạn sẽ tạo ra lợi tức đầu tư cho các nhà đầu tư, hoặc khi nào người cho vay được trả lại.
10. Các mốc quan trọng
Đây là những thành tựu quan trọng nhất mà một khi chúng được hoàn thành, sẽ làm cho khách sạn của bạn thành công hơn. Nghĩ về:
- Lựa chọn địa điểm
- Giấy phép và giấy chứng nhận
- Xây dựng/ thiết kế kiến trúc khách sạn độc đáo
- Nhân sự và đào tạo
- Mở cửa
- Hoàn vốn GOP
- Hoàn vốn thu nhập hoạt động thuần
- 10% thu nhập trước lãi vay và thuế
Mỗi khi bạn đạt được một mốc quan trọng, cơ hội huy động vốn từ nhà đầu tư sẽ tăng lên. Và khi bạn chạm mốc quan trọng cuối cùng, bạn sẽ thành công.
Phụ lục:
Cung cấp bất kỳ thông tin liên quan khác ở đây. Đừng lẫn lỗn các phần chính của kế hoạch kinh doanh khách sạn với những chi tiết nhỏ nhặt khác. Nhiều người có ý tưởng kinh doanh tuyệt vời. Nhưng điều đó thực sự không quan trọng. Sự khác biệt giữa những người mơ mộng và doanh nhân là những suy nghĩ hành động. Bạn đã sẵn sàng để đưa ý tưởng của bạn ra thị trường?
Bước đầu tiên là đưa ý tưởng của bạn lên giấy. Tôi hy vọng hướng dẫn này sẽ giúp bạn viết kế hoạch kinh doanh khách sạn thuyết phục. Vì không có nhà đầu tư hoặc người cho vay nào quan tâm nếu bạn không thể trình bày một kế hoạch rõ ràng. Chúc các bạn thành công!