Nhắc tới Google mọi người sẽ nghĩ ngay đến công cụ tìm kiếm, bản đồ, tin tức, dịch thuật,.. ít người biết và hiểu Google business là gì? Hôm nay, Tophotel sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Google business, cách tạo và tối ưu Google business cho khách sạn.
Google business là gì?
Google Business, hoặc còn được gọi là Google My Business (GMB), là một dịch vụ miễn phí của Google dành cho các doanh nghiệp và tổ chức để quản lý và hiển thị thông tin liên quan đến họ trên các dịch vụ của Google, chẳng hạn như tìm kiếm Google và Google Maps. Với Google My Business, các doanh nghiệp có thể cung cấp thông tin cơ bản về họ như địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa, đánh giá, ảnh và nhiều thông tin khác. Điều này giúp họ nổi bật trong kết quả tìm kiếm địa phương và thu hút khách hàng tiềm năng.
Một số tính năng chính của Google My Business bao gồm:
- Hiển thị thông tin doanh nghiệp trên Google Maps và kết quả tìm kiếm địa phương.
- Quản lý và cập nhật thông tin doanh nghiệp, bao gồm giờ làm việc, địa chỉ và số điện thoại.
- Đăng ảnh và video để thể hiện sản phẩm và dịch vụ của bạn.
- Thu thập và quản lý đánh giá và nhận xét từ khách hàng.
- Tạo và quản lý các bài viết để chia sẻ thông tin mới nhất với khách hàng.
Google My Business là một công cụ quan trọng trong chiến lược tiếp thị trực tuyến của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp địa phương, để họ có thể tương tác với khách hàng cục bộ và tạo sự nhận diện cho thương hiệu của họ trên nền tảng của Google.
Tại sao Google business lại quan trọng đối với khách sạn
Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu về marketing online khách sạn và nhận thấy rằng Google business có ảnh rất lớn đến chiến dịch marketing cũng như hiệu quả kinh doanh của khách sạn.
Google business cho phép khách sạn quản lý thông tin đa dạng như tên và thương hiệu, loại hình kinh doanh, thông tin mô tả, địa chỉ, số điện thoại, khu vực kinh doanh, giờ hoạt động, loại phòng, bài viết, bài đánh giá, tin nhắn, hình ảnh, video… Đặc biệt là đo lường hiệu suất tìm kiếm và lượt xem Maps, người dùng truy cập web, yêu cầu chỉ đường, cuộc gọi, tin nhắn.
Quản lý thông tin khách sạn
Google business cho phép quản lý thông tin người dùng nhìn thấy khi tìm kiếm khách sạn hoặc các sản phẩm dịch vụ khách sạn cung cấp. Khi người dùng tìm thấy khách sạn trên Maps và Google Tìm kiếm, họ có thể thấy những thông tin như tên khách sạn, giờ làm việc, trang web, địa chỉ, đánh giá của khách hàng.
Tương tác với khách hàng
Bạn có thể đọc và trả lời bài đánh giá của khách hàng, cũng như đăng ảnh về các sản phẩm/dịch vụ khách sạn. So với những khách sạn không thêm ảnh, những khách sạn thêm ảnh vào Hồ sơ doanh nghiệp nhận được số yêu cầu chỉ đường đi trên Google Maps nhiều hơn 42% và số lượt nhấp đến đường dẫn trang web nhiều hơn 35%.
Tăng khả năng hiện diện trên môi trường mạng
Tìm thông tin chi tiết để tìm hiểu cách khách hàng tìm kiếm khách sạn của bạn và địa điểm của họ. Bạn cũng có thể tìm thấy những thông tin như số người đã gọi đến khách sạn của bạn trực tiếp từ số điện thoại hiển thị trên kết quả tìm kiếm địa phương trong Google Tìm kiếm và Maps. Để quảng bá các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, bạn có thể tạo Chiến dịch thông minh và theo dõi hiệu quả hoạt động của chiến dịch này.
Tạo niềm tin cho khách hàng
Khi khách sạn xuất hiện nhiều trên Google Tìm kiếm và Google Maps sẽ tạo lập được niềm tin đối với khách hàng từ đó tạo ra nhiều chuyển đổi và doanh thu cho khách sạn.
Cách tạo Google business cho khách sạn
Để tạo trang Google business cho khách sạn của mình, trước hết bạn cần có một địa chỉ Gmail hoặc Email doanh nghiệp của Google. Sau đó, bạn truy cập vào trang https://business.google.com/ và thực hiện theo hướng dẫn.
Bước 1: Thêm khách sạn vào Google business
Bước 2: Nhập tên khách sạn và chọn danh mục kinh doanh
Bước 3: Thêm vị trí khách sạn
Ở tùy chọn này, bạn chọn “Có” vì khách sạn là loại hình lưu trú, du khách chắc chắn sẽ phải đến đúng địa chỉ. Chọn “Có” cho phép hiển thị địa điểm trên bản đồ và tìm kiếm.
Bước 4: Nhập địa chỉ khách sạn
Bạn cần nhập chính xác địa chỉ bao gồm: Số nhà, đường phố, quận, thành phố và mã bưu chính.
Bước 5: Lựa chọn giao hàng hoặc phục vụ ở bên ngoài địa điểm
Với loại hình khách sạn, chắc chắn bạn chỉ phục vụ tại chỗ nên bạn sẽ tích chọn “Không”.
Bước 6: Hiển thị thông tin cho khách hàng
Nhập số điện thoại và địa chỉ trang web (nếu có).
Bước 7: Phương thức xác minh
Có 3 phương thức xác minh chính là gọi điện, nhắn tin và nhận mã xác minh qua đường bưu điện. Bạn có thể thử từng phương thức, nhưng cần đảm bảo những gì mình cung cấp là chính xác.
Nếu nhận qua đường bưu điện bạn cần nhập tên và địa chỉ người nhận.
Bước 8: Nhập mã xác minh để kích hoạt địa điểm
Sau 14 ngày bạn sẽ nhận được thư chứ mã số xác minh, bạn nhập mã số đó vào để xác nhận kích hoạt địa điểm.
Cách tối ưu Google business cho khách sạn
Tối ưu SEO Google business là cách bạn cải thị vị trí hiển thị khách của bạn trên Google Tìm kiếm và Google Maps.
1. Tối ưu tên khách sạn
Nghe có vẻ không hợp lý, tên khách sạn là thương hiệu cố định còn tối ưu vào đâu. Đúng vậy, tên nhà hàng là cố định nhưng chúng ta có thể thêm tiền tố hoặc hậu tố để khéo léo chèn từ khóa chính vào tiêu đề. Ví dụ: Khách sạn tốt nhất Hà Nội – ABC Hotel hoặc ABC Restaurant – Nhà hàng sang trọng quận Hoàn Kiếm.
2. Tối ưu mô tả khách sạn
Google business cho phép bạn viết 750 ký tự trong mô tả ngắn về khách sạn. Bạn nên viết tối đa những gì Google cho phép, trong đó ngoài phần mô tả về khách sạn bạn nên khéo léo chèn các từ khóa liên quan. Ví dụ:
ABC Hotel là một trong những khách sạn tốt nhất Hà Nội do người dùng trên Tripadvisor và Google bình chọn. ABC Hotel cung cấp dịch vụ lưu trú đẳng cấp quốc tế, đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình. Ngoài ra, chúng tôi còn nhà hàng, bar, spa, gym, bể bơi, … tiêu chuẩn 5 sao.
#KhachSanHanoi
#KhachSanTotNhatHaNoi
#KhachSanSangTrongOHanoi
#KhachSanPhoCoHanoi
3. Tối ưu các thành phần khác
- Danh mục kinh doanh: Ngoài danh mục chính (khách sạn) bạn có thể thêm 4-5 doanh mục phụ như Nhà hàng, Cafe, Quán bar, Trà….
- Khu vực kinh doanh: Bạn có thể thêm các khu vực kinh doanh mà khách sạn có thể phục vụ tốt như Phố cổ, Quận Hoàn Kiếm, Quận Hai Bà Trưng….
- Giờ mở cửa: Nhập chính xác giờ mở cửa và đóng cửa khách sạn, cập nhật ngày nghỉ lễ, nghỉ tết.
- Số điện thoại: Nhập chính xác số điện thoại khách sạn.
- Tên ngắn: Tối ưu tên ngắn hiển thị trên Google tìm kiếm, ví dụ: abc-hotel
- Địa chỉ trang web: Nhập địa chỉ trang web vào (Nếu có)
- Tối ưu các liên kết: Nhập liên kết đặt phòng, đặt dịch vụ.
- Nhập đầy đủ các loại phòng khách sạn.
- Nhập đầy đủ các thuộc tính, tiện ích khách sạn.
4. Quản lý đánh giá
100% các đánh giá của khách hàng nên được trả lời đầy đủ và sớm nhất. Với các đánh giá spam bạn có thể report Google, các đánh giá đặc biệt nên liên hệ trực tiếp với khách hàng để giải đáp.
5. Tối ưu hình ảnh
Ngoài hình ảnh do khách hàng đăng tải bạn có các nhóm hình ảnh, video 360 độ, Nội thất, Ngoại thất, Phòng, Thực đơn, Nhóm, Nhận dạng. Bạn phải chụp đầy đủ các nhóm hình ảnh này và tối ưu nó trước khi đăng lên Google business.
– Chọn hình ảnh đẹp. Ai cũng yêu cái đẹp, nên những bức ảnh đẹp về nội thất, ngoại thất, loại phòng, món ăn, đồ uống sẽ kích thích khách hàng đưa ra quyết định lưu trú tại khách sạn bạn.
– Geotag cho hình ảnh. Bạn hỏi Geotag là gì? Geotag (Geography) là gắn thẻ địa lý vào hình ảnh. Google vốn không hiểu hình ảnh của bạn chụp ở đâu, nó muốn nói về điều gì. Khi bạn thực hiện kỹ thuật Geotag nghĩa là gắn thêm kinh độ và vị độ của khách sạn vào bức ảnh, Google quét và biết chính xác vị trí của khách sạn. Công việc này giúp khách sạn của bạn được phổ biến rộng rãi trên Internet.
Để Geotag cho hình ảnh khách sạn bạn có thể truy cập vào trang web geotag.online để định vị bức ảnh (Miễn phí 5 ảnh/ngày). Tôi thường sử dụng công cụ LarImage để tối ưu ảnh (Đây là một công cụ trả phí).
Geotag bằng LarImage
Hình ảnh sau khi Geotags sẽ xuất hiện thêm thông tin kinh độ và vĩ độ của khách sạn
Các hình ảnh sau khi Geotag bạn có thể đăng tải lên các mạng xã hội lớn, các trang lưu trữ hình ảnh để tăng độ phủ thương hiệu khách sạn.
Chăm sóc và phát triển Google business cho khách sạn
Bất kỳ hoạt động online hay offline nào của khách sạn cũng cần được xây dựng và tổ chức một cách đều đặn, khoa học. Đối với hoạt động Google business nó cũng cần được chăm sóc, cập nhật hàng ngày, hàng tháng, hàng năm để khách hàng luôn có được thông tin mới nhất về khách sạn, Google có nội dung chất lượng để đánh giá, xếp hạng khách sạn trên công cụ tìm kiếm cũng như Google Maps. Vậy, cần làm những gì?
- Đăng bài thường xuyên: Google cung cấp 3 loại nội dung Ưu đãi, Thông tin, Sự kiện, tùy vào thông tin bạn có mà lựa chọn đăng cho phù hợp. Tại thời điểm này, Google có thêm phần Cập nhật về tình hình Covid-19, nếu khách sạn bạn bị ảnh hưởng, hãy truyền tải kịp thời tới khách hàng.
- Cập nhật ảnh liên tục: Các hình ảnh, video về sản phẩm dịch vụ, các hoạt động hàng ngày, hình ảnh của khách hàng nên được Geotag và đăng tải thường xuyên.
- Trả lời tin nhắn ngay và luôn khi nhận được.
- Trả lời đánh giá đầy đủ và sớm nhất, lưu ý chèn thêm từ khóa khách sạn trong mỗi câu trả lời.
- Thường xuyên xem báo cáo về hiệu suất hoạt động của Google business để có điều chình phù hợp.
- Xây dựng Offpage cho Google business: Sử dụng NAP (Name, Address, Phone) trên các mạng xã hội, các trang entity có độ uy tín cao.
Thói quen tìm kiếm khách sạn trên Google ngày càng được nhiều người sử dụng. Cho nên, việc xây dựng và phát triển một trang Google business cho khách sạn là vô cùng cần thiết. Đây được xem là mảnh đất, là cơ hội tìm kiếm khách hàng tiềm năng cho dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác của khách sạn.