Các mẫu CV xin việc khách sạn, nhà hàng và du lịch mà chúng tôi chia sẻ dưới đây là mẫu CV chuẩn, đẹp và ấn tượng với tất cả các nhà nhà tuyển dụng. Các bạn biết đấy, tìm kiếm một công việc ổn định, thu nhập cao là mong muốn của người lao động nói chung và người xin việc làm trong ngành khách sạn nói riêng. Để làm được điều đó, bước đầu tiên cần làm là thiết kế một CV xin việc khách sạn, nhà hàng hoặc du lịch phù hợp với năng lực bản thân, vị trí ứng tuyển và văn hóa công ty.
CV xin việc khách sạn là gì?
CV xin việc khách sạn (Hotel Curriculum Vitae) là một tập văn bản bao gồm thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, sở thích cá nhân, hoạt động xã hội và thông tin người tham chiếu. CV xin việc khách sạn nằm trong bộ hồ sơ xin việc và là tài liệu bắt buộc phải nộp khi xin việc tại khách sạn.
Cách viết CV xin việc khách sạn
CV xin việc được tạo nên từ hàng triệu cá nhân khác nhau, mỗi người một vẻ, tùy vào khả năng sáng tạo. Nói như vậy không phải bạn thích sáng tạo gì trong cv xin việc cũng được. Một mẫu cv xin việc khách sạn chuẩn cần đảm bảo cung cấp cho nhà tuyển dụng những nội dung cơ bản sau:
- Thông tin cá nhân (Personal details)
- Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
- Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)
- Trình độ học vấn (Education and Qualifications)
- Kỹ năng (Skills)
- Sở thích cá nhân và thành tựu (Interests and Achievements)
- Người tham chiếu (Reference)
Cách viết Thông tin cá nhân (Personal details)
Thông tin cá nhân thường bao gồm các nội dung sau:
- Ảnh cá nhân (Personal photos): Sử dụng hình ảnh trang trọng
- Họ và tên (Full name): Ghi theo CMND
- Giới tính (Gender): Ghi theo CMND
- Ngày tháng năm sinh (Date of birth): Ghi theo CMND
- Địa chỉ (Address): Địa chỉ nơi ở hiện tại
- Số điện thoại (Phone number): Ghi số điện thoại thường xuyên sử dụng để NTD tiện liên lạc
- Thư điện tử (Email): Sử dụng địa chỉ email theo tên, nghiêm túc và chuyên nghiệp
- Trang web (Website): Ghi trang web cá nhân hoặc MXH (nếu muốn)
Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp (Career objective)
Tùy vào công việc cụ thể, mong ước của bản thân mà bạn xây dựng mục tiêu nghề nghiệp cho riêng mình. Ví dụ: Bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh bạn có thể viết:
“Trở thành một nhân viên giỏi trong vòng 2 năm tới và là một người quản lý thành công trong tương lai. Tôi tin rằng luôn có những điều mới mẻ để học, và việc học sẽ không bao giờ dừng lại chừng nào một cá nhân được trao cơ hội. Tôi tận dụng mọi cơ hội để nâng cao kỹ năng của mình.”
Cách viết Kinh nghiệm làm việc ((Work Experience)
Theo nguyên tắc bạn sẽ phải trình bày kinh nghiệm từ mới nhất đến cũ nhất, chỉ liệt kê các kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển, viết ngắn gọn, súc tích. Tập trung vào thành tựu đạt được sau mỗi công việc. Nếu bạn mới ra trường hoặc còn đang đi học bạn có thể liệt kê các hoạt động xã hội, các hội nhóm mà bạn đã tham gia trong quá trình học tập.
Cách viết Trình độ học vấn (Education and Qualifications)
Liệt kê bằng cấp cao nhất, chuyên ngành chính, tên trường, năm tốt nghiệp, loại tốt nghiệp, các loại bằng cấp, chứng chỉ khác (nếu có), trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học.
Cách viết Kỹ năng (Skills)
Nên tập trung vào các kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển và các kỹ năng chuyên biệt. Ngoài ra, còn các kỹ năng chung khác như làm việc nhóm, làm việc độc lập, chủ động, ra quyết định, sáng tạo, giao tiếp, đàm phán, thuyết phục khách hàng, chịu áp lực…
Cách viết Sở thích và thành tựu (Interests and Achievements)
Khi liệt kê sở thích cá nhân trong cv xin việc, bạn lưu ý là chỉ liệt kê các sở thích tích cực, sở thích liên quan đến công việc. Tránh nói đến các sở thích tiêu cực như chơi game, hát karaoke, tụ tập…. Đừng quên liệt kê các giải thưởng, thành tích trong học tập cũng như làm việc.
Cách viết Người tham chiếu (Reference)
Liệt kê tên, chức vụ, tên công ty, điện thoại, email của người tham chiếu gần nhất và có quan hệ tốt nhất với bạn. Đừng quên hỏi ý kiến trước khi đưa thông tin của họ vào CV.
Lưu ý khi viết cv xin việc khách sạn
- CV xin việc khách sạn nên trình bày đơn giản, gọn gàng, bắt mắt, màu sắc phù hợp với nội dung.
- Sử dụng các font chữ tiêu chuẩn, dễ đọc.
- Độ dài CV dưới 02 trang A4.
- Kiểm tra lỗi chính tả, câu cú, phân đoạn.
- Kiểm tra kỹ phần thông tin liên lạc (Nhà tuyển dụng cần thông tin chính xác để liên hệ với bạn).
- Kiểm tra kỹ nội dung CV, vì nhiều khi bạn sử dụng CV để gửi cho nhiều nhà tuyển dụng.
- Đặc biệt không nói quá những gì mình biết, mình có thể làm.
Các mẫu CV xin việc khách sạn nhà hàng
CV bộ phận điều hành
CV bộ phận lễ tân
- Mẫu CV xin việc lễ tân khách sạn bằng tiếng Anh
CV bộ phận buồng phòng
- Mẫu CV xin việc nhân viên vệ sinh
- Mẫu CV xin việc buồng phòng khách sạn
CV bộ phận kinh doanh
- Mẫu cv xin việc sale khách sạn bằng tiếng Anh
CV bộ phận hành lý, bảo vệ
- Mẫu CV xin việc bảo vệ khách sạn nhà hàng
CV bộ phận nhà hàng
- Mẫu CV xin việc Bartender (Pha chế)
- Mẫu cv xin việc phục vụ nhà hàng khách sạn
CV bộ phận bếp
- Mẫu CV xin việc phụ bếp
- Mẫu cv xin việc làm bếp
- Mẫu CV xin việc bếp trưởng tiếng Anh
CV bộ phận giải trí
CV bộ phận hành chính nhân sự
- Mẫu CV xin việc nhân sự khách sạn
CV bộ phận tài chính kế toán
- Mẫu CV xin việc thu ngân nhà hàng khách sạn
CV bộ phận kỹ thuật/ IT
- Mẫu CV xin việc IT khách sạn
CV bộ phận du lịch lữ hành
CV khác
- Mẫu CV xin việc bằng tiếng Anh ngành khách sạn
- Mẫu CV xin thực tập khách sạn bằng tiếng Anh và tiếng Việt
- 30 mẫu cv xin việc độc đáo
CV xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?
Khi nộp cv xin việc vào khách sạn nhà hàng, bạn hồi hộp trông chờ nhưng kết quả vẫn biệt vô âm tín. Bạn tự nhủ có lẽ CV của mình bị lạc mất, hay đơn giản là kinh nghiệm hoặc kỹ năng của mình chưa phù hợp với vị trí ứng tuyển. Tuy nhiên, nhiều khả năng là CV của bạn đã thất bại trước nhà tuyển dụng, đơn giản vì những thông tin trong đó không nêu bật những gì họ đang tìm kiếm.
Nói cách khác, bạn có thể hoàn toàn phù hợp với vị trí ứng tuyển nhưng vì một lỗi chính tả, cách bố cục lộn xộn hoặc liệt kê những thông tin không cần thiết, v.v..khiến cho cv của bạn ngay lập tức bị loại trong 6 giây đầu tiên.
Chúng tôi gợi ý số điều sau bạn nên cân nhắc trước khi đưa vào CV xin việc của mình.
Mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng
Bạn nộp cv ứng tuyển đủ chứng tỏ bạn có hứng thú với vị trí này. Nếu mục tiêu nghề nghiệp chỉ nói chung chung rằng “Tôi muốn trở thành XYZ, làm việc trong một môi trường năng động và chuyên nghiệp,…” – Tức nội dung không nêu bật được những điểm mạnh của bản thân để ghi điểm với nhà tuyển dụng, tốt nhất bạn nên bỏ qua mục này để dành chỗ cho những thông tin cần thiết hơn.
Tuy nhiên, trong tình huống đặc biệt như bạn muốn chuyển ngành nghề làm việc, nhà tuyển dụng cần được biết lý do vì sao qua một đoạn tóm tắt ngắn ở phần này.
Những kinh nghiệm không liên quan
Trong 6 giây đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ tìm kiếm những từ khóa (key words) về kinh nghiệm, chuyên môn trong CV của bạn để đảm bảo bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển. Kinh nghiệm làm công việc bán thời gian (phục vụ) tại một nhà hàng sẽ không giúp ích gì cho bạn trừ khi bạn mong muốn trở thành quản lý nhà hàng.
Những thông tin quá cá nhân
Tình trạng hôn nhân, tôn giáo hay liệt kê sở thích cá nhân là những thông tin không quá quan trọng trong CV xin việc khách sạn. Như đã nói trên, với 6 giây ngắn ngủi, hãy thuyết phục nhà tuyển dụng với những thông tin chứng tỏ rằng bạn chính là người họ đang tìm kiếm. Chẳng hạn bạn có thể liệt kê những thành tích trong công việc trước đây, những khóa học bạn đã tham dự giúp bạn cập nhật kiến thức để cải thiện công việc như thế nào?
Thông tin người tham khảo
Nếu nhà tuyển dụng muốn xác minh qua người tham khảo, họ sẽ hỏi xin phép bạn. Quan trọng hơn, bằng cách này, bạn có thể thông báo cho người tham khảo của mình về việc xác minh thông tin này để họ có sự chuẩn bị. Vì vậy, không cần thiết phải liệt kê thông tin liên lạc của tất cả những người tham khảo bạn có trong hồ sơ.
Đại từ nhân xưng
Nhà tuyển dụng đủ thông minh để hiểu tất cả thông tin trong CV của bạn. Vì vậy, không cần phải dùng đại từ nhân xưng như “tôi”, “của tôi”.
Địa chỉ email thiếu chuyên nghiệp
Sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng những nickname như boy_dep_chai@…., hay co_be_doi_hon123@…. có thể bị đánh giá thiếu chuyên nghiệp/nghiêm túc.
Chỉ mất vài giây và hoàn toàn miễn phí để tạo một tài khoản email mới với tên địa chỉ là tên riêng của bạn để thể hiện tác phong chuyên nghiệp.
Thông tin về lương
Một số người thường cung cấp thông tin về lương trong CV, việc này hoàn toàn không cần thiết và đôi lúc khiến nhà tuyển dụng hiểu sai. Bạn cũng không nên để mức lương mong muốn vào CV vì đàm phán lương là giai đoạn sau khi phỏng vấn.