Các nhà thuyết trình học tin rằng cách thuyết trình cuốn hút người nghe là tự tin vào bản thân. Tuy nhiên, nhiều người dù đã trải qua tập luyện và thực hiện vẫn không thể có được một bài thuyết trình thực sự hiệu quả.
Có nhiều người khá may mắn khi có tài ăn nói dễ thuyết phục lòng người, nhưng cũng có người lại có tính cách nhút nhát hơn và rất sợ khi phải trình bày một điều gì đó trước đông người. Vậy những người nhút nhát hay thiếu tự tin sẽ mãi mãi không thể thuyết trình trước đám đông được ư? Câu trả lời là không!
Mỗi người đều có điểm yếu và điểm mạnh của riêng bản thân. Việc bạn thuyết trình trước đám đông chưa tự tin và luôn bị căng thẳng đến mức quên hết cả nội dung lẫn kỹ năng đã được học là chuyện rất bình thường. Hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp để cócách thuyết trình cuốn hút người nghe và giải tỏa nỗi sợ đám đông.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên nhân dẫn đến sợ thuyết trình
Chưa quen với áp lực đám đông
Việc bỗng dưng trở thành tâm điểm của hàng chục ánh mắt đổ dồn về phía mình khiến nhiều người không thể làm quen ngay lập tức. Mọi hành động, lời nói, thái độ, nét mặt của bạn sẽ bị mọi người chăm chú theo dõi.
Trong những lúc như thế, hãy biến sự bị động thành chủ động. Đừng chờ đến lượt, mà hãy thử xung phong thuyết trình đầu tiên hoặc ngay lúc bạn chắc chắn mình đã chuẩn bị mọi thứ thật kỹ lưỡng. Có thể bài thuyết trình của bạn còn nhiều thiếu sót, nhưng việc chủ động sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực và dần quen với việc phải đứng nói trước đám đông.
Sự thiếu tự tin về chính mình
Mọi sự căng thẳng quá mức đều bất giác khiến bạn bị run sợ trước đám đông. Bạn có thể lo lắng về bản thân như tự ti về ngoại hình không được cuốn hút, giọng nói khàn trầm khô cứng, bài thuyết trình của mình chưa đủ thông tin, không có đột phá hay sợ bị so sánh, thua kém, sợ bị người khác cười chê,…
Tất cả những nỗi sợ đó đều xuất phát từ việc bạn bị thiếu sự tự tin vào chính bản thân, khiến bạn bị căng thẳng. Cho dù bài thuyết trình cũng khá bình thường nhưng sự sợ hãi và lo lắng của bạn là điều mà mọi người cảm nhận được sau cuối.
Mất cân bằng serotonin trong não khiến dễ sợ hãi và ngại giao tiếp
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, có chức năng điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số chức năng thuộc về nhận thức của con người. Việc bị mất cân bằng hoạt chất này trong não khiến cho bạn cảm thấy khó ổn định được tâm trạng và lo lắng tột độ khi phải thuyết trình.
Bạn nên tự điều trị bằng cách tập nói nhiều lần trước gương, hay thuyết trình thử với người thân và bạn bè trước khi đứng nói trước đám đông chính thức. Ngoài ra, nếu quá khó khăn trong việc tự điều chỉnh tâm lý, hãy thử đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên bổ ích và khoa học.
Tác động của môi trường
Có khá nhiều người có khả năng thích nghi rất kém khi phải thay đổi môi trường sống hoặc làm việc. Những trường hợp như vậy rất dễ mắc hội chứng sợ thuyết trình nếu như trước đó chưa từng phải làm gì trước đám đông.
Di truyền từ người thân
Theo một nghiên cứu khoa học, hội chứng sợ đám đông cũng có thể bị di truyền từ người thân. Cách điều trị đơn giản đó là ăn uống phải điều độ, tập thể dục và ngủ đủ giấc để cho bộ não được ổn định và cân bằng được tâm lý.
Làm thế nào để có cách thuyết trình cuốn hút người nghe?
Chuẩn bị sớm và kỹ lưỡng
Theo các nghiên cứu cho hay, có sự chuẩn bị và tập dượt kỹ lưỡng giúp giảm đến 75% cảm giác sợ hãi khi đứng trước đám đông để thuyết trình. Vì vậy, lời khuyên đầu tiên để có cách thuyết trình cuốn hút người nghe là nên đầu tư thời gian và công sức vào công tác chuẩn bị trước đó.
Hãy có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt nội dung thuyết trình. Nghiên cứu kỹ lưỡng về chủ đề mình sẽ trình bày, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ một cách phù hợp. Khi đã nắm vững nội dung của toàn bộ bài thuyết trình, cũng như tự mình khắc phục được những điểm hay, dở cho đến khi tự bản thân thấy thuyết phục thì bạn cũng cảm thấy tự tin hơn rất nhiều rồi.
Bên cạnh việc chuẩn bị về nội dung, tập thật “nhuần nhuyễn” nhiều lần bài thuyết trình cho đến khi bạn cảm thấy tự tin là điều rất cần thiết. Bạn có thể tự tập trước gương, nói thật to, rõ ràng, sử dụng cả ngữ điệu và ngôn ngữ cơ thể để tự thuyết trình. Hãy tưởng tượng mình đang đứng trước đám đông và cần làm làm mọi việc để thu hút sự chú ý. Bạn cũng có thể mời một số người bạn hoặc người thân đến nghe mình thuyết trình thử và cho lời khuyên.
Cố gắng thả lỏng cơ thể
Sẽ không ai thấy được sự tự tin trong cách thuyết trình của bạn nếu như cả cơ thể bạn căng cứng với những động tác và cử chỉ như robot. Hãy cố gắng thả lỏng cơ thể trước khi thuyết trình bằng cách hít thở sâu. Hành động và cử chỉ khi đứng thuyết trình phải dứt khoát. Đứng thẳng người và giao tiếp với mọi người bằng ánh mắt và luôn nở nụ cười.
Đừng sợ bị cười
Đừng lo lắng rằng mình sẽ mắc những sai lầm như nói vấp, nói lắp, sót chữ này quên chữ kia hay nói đùa hơi “nhạt”… khiến cho đám đông cười thầm sau lưng bạn. Hãy nhớ, những người trước mặt đang ngồi để nghe bạn nói, chứ không phải để rình rập chờ bạn mắc lỗi để “ăn thịt” bạn. Họ luôn thông cảm cho những vấp váp của bạn và điều họ muốn là những gì mà bạn mang đến và cách bạn xử lý những sai lầm đó cho tốt, cho hay.
Chuẩn bị sẵn tâm lý trước tình huống bất ngờ
Trong bất kỳ buổi thuyết trình nào dù có chuẩn bị kỹ đến đâu, cũng có thể có những tình huống “khó đỡ” bất ngờ xảy ra với bạn. Khi gặp những tình huống đó, cách tốt nhất là bạn nên giữ bình tĩnh và đưa ra một số ý kiến xử lý mà bản thân thấy hợp lý để trao đổi giải quyết vấn đề.
Trình bày theo cách của riêng mình
Nhiều người thường phải nhìn giấy hoặc slide liên tục để đảm bảo bám sát được nội dung của bài thuyết trình. Nhưng bạn quên rằng người nghe chưa bao giờ biết nội dung mà bạn sẽ trình bày là gì. Mọi thứ bạn nói đều là mới mẻ đối với họ.
Vì vậy, đừng bao giờ sợ hãi rằng mình nói đã đủ ý chưa hay câu này mình soạn trước mà mình đã nói chưa. Hãy nói theo cách của bạn, miễn sao phải bám sát với nội dung và ý tưởng mà bạn muốn trình bày.
Cách thuyết trình hoàn hảo nhờ ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố rất quan trọng cho thấy kỹ năng thuyết trình của bạn có tự tin và chuyên nghiệp hay không. Hãy luôn mỉm cười và mở rộng tay hướng về phía người nghe. Duy trì việc giao tiếp bằng cả ánh mắt và hành động của cơ thể. Những động tác tay hay bước đi đơn giản cũng giúp bạn truyền tải được khá nhiều thông điệp đến người nghe đấy.
Thường xuyên giao lưu với người nghe
Hãy tạo một bầu không khí cho buổi thuyết trình thật tự nhiên khi có sự tương tác giữa người nói và người nghe. Việc tạo những tương tác giữa buổi thuyết trình có thể giúp bạn nắm bắt được sự chú ý trở lại của người nghe, biết được người nghe hiểu được bao nhiêu phần mình vừa nói, cần bổ sung hay nhắc lại điều gì ở phần thuyết trình sau hay không. Hoặc đơn giản, sự giao lưu sẽ khiến cho buổi thuyết trình đỡ nhàm chán.
Bạn có thể thực hiện việc giao lưu bằng cách đặt một câu hỏi đơn giản để gợi mở câu chuyện. Những câu hỏi “có” – “không” cũng có thể làm bầu không khí sôi động hơn. Một trò chơi nho nhỏ có liên quan đến nội dung thuyết trình cũng là một gợi ý hay và dễ thu hút sự tập trung của đám đông một cách tự nhiên.
Tóm lược cách thuyết trình thu hút người nghe
Để thuyết trình thu hút, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố, từ cách bạn tổ chức nội dung đến cách bạn thể hiện nó trước khán giả. Dưới đây là một số cách để tạo ra một thuyết trình thu hút:
- Tạo kịch bản cẩn thận: Bắt đầu bằng việc xây dựng một kịch bản rõ ràng và có cấu trúc. Điều này giúp bạn truyền đạt thông điệp một cách mạch lạc và dễ hiểu. Sử dụng tiêu đề, mục lục và điểm mạnh để hướng dẫn người xem qua quá trình thuyết trình.
- Sử dụng hình ảnh và đồ họa: Hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ và video có thể giúp minh họa ý tưởng của bạn và làm cho thuyết trình trở nên sinh động hơn. Đảm bảo rằng hình ảnh và đồ họa bạn sử dụng phù hợp với nội dung và không gây xao lệch chủ đề.
- Thể hiện linh hoạt: Sử dụng cách thể hiện linh hoạt bằng cách thay đổi giọng điệu, tốc độ nói và cử chỉ để làm cho buổi thuyết trình trở nên thú vị hơn. Hãy tạo điểm nhấn cho những ý quan trọng và sử dụng sự im lặng khi cần thiết để tạo sự tập trung.
- Kể chuyện: Câu chuyện có thể giúp bạn kết nối với khán giả một cách sâu sắc hơn. Sử dụng ví dụ, trải nghiệm cá nhân hoặc câu chuyện thú vị để minh họa các điểm trong thuyết trình của bạn.
- Tương tác với khán giả: Hãy thúc đẩy sự tương tác bằng cách đặt câu hỏi, mời góp ý hoặc sử dụng các kỹ thuật tương tác khác. Điều này giúp tạo ra một không gian thảo luận và giữ sự quan tâm của khán giả.
- Sử dụng slides hiệu quả: Nếu bạn sử dụng slides PowerPoint hoặc công cụ tương tự, hãy đảm bảo rằng chúng đơn giản, dễ đọc và chỉ chứa thông tin quan trọng. Tránh nạp slides quá nhiều nội dung hoặc chú thích.
- Luyện tập nhiều lần: Thực hành thuyết trình của bạn nhiều lần trước khi trình bày trước khán giả. Điều này giúp bạn tự tin hơn và làm giảm khả năng mắc lỗi trong quá trình thuyết trình.
- Tạo ấn tượng mở đầu và kết luận mạnh mẽ: Bắt đầu bằng một câu chuyện, câu hỏi hoặc dữ liệu thú vị để thu hút sự chú ý của khán giả. Kết luận bằng việc tổng kết những điểm chính và để lại một ấn tượng mạnh mẽ.
- Nắm vững kiến thức về đề tài: Hiểu rõ về đề tài của bạn và trả lời mọi câu hỏi một cách tự tin. Kiến thức vững vàng sẽ giúp bạn thuyết trình một cách rõ ràng và đáng tin cậy.
- Lắng nghe phản hồi và cải thiện: Sau mỗi buổi thuyết trình, lắng nghe phản hồi từ khán giả và sử dụng nó để cải thiện kỹ năng thuyết trình của bạn trong tương lai.
Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc này và luyện tập thường xuyên, bạn có thể tạo ra những buổi thuyết trình thu hút và hiệu quả hơn.
Với những gợi ý trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn tìm được nguyên nhân bị căng thẳng mỗi khi phải nói trước đám đông và có cách thuyết trình cuốn hút người nghe nhất.