Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh đã được đề cập trong nhiều bài viết, hình ảnh, video trên mạng internet. Tuy nhiên, khi có quá nhiều thông tin và lựa chọn sẽ sinh ra nhiễu loạn, vì vậy hôm nay Tophotel sẽ tổng hợp một bài viết đầy đủ nhất về Bảng chữ cái tiếng Anh.
Video cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh mới nhất
Bảng chữ cái tiếng Anh là gì?
Bảng chữ cái tiếng Anh (Alphabet) là một bảng chữ gồm 26 chữ cái Latinh, hình dạng chữ cái được thể hiện dưới nhiều dạng phông chữ khác nhau ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, nó phải đảm bảo bất kỳ ai nhìn vào cũng có thể hiểu được đó là chữ cái tiếng Anh. Chữ cái viết tay rất phong phú bởi sự sáng tạo không ngừng của người viết.
Bảng chữ cái tiếng Anh viết hoa |
||||||
A | B | C | D | E | F | G |
H | I | J | K | L | M | N |
O | P | Q | R | S | T | U |
V | W | X | Y | Z | ||
Bảng chữ cái tiếng Anh viết thường |
||||||
a | b | c | d | e | f | g |
h | i | j | k | l | m | n |
o | p | q | r | s | t | u |
v | w | x | y | z |
Tầm quan trọng của bảng chữ cái tiếng Anh
Bảng chữ cái tiếng Anh có tầm quan trọng lớn đối với ngôn ngữ và văn hóa tiếng Anh, cũng như trong quá trình giao tiếp và học tập trên toàn thế giới. Dưới đây là một số tầm quan trọng của bảng chữ cái tiếng Anh:
- Cơ sở cho việc viết và đọc: Bảng chữ cái là nền tảng cơ bản cho việc viết và đọc. Nó cho phép con người biểu đạt ý tưởng, chia sẻ thông tin, và giao tiếp bằng văn bản.
- Công cụ học tiếng Anh và ngôn ngữ khác: Bảng chữ cái tiếng Anh là một phần quan trọng của việc học tiếng Anh và các ngôn ngữ sử dụng bảng chữ cái Latin. Việc nắm vững bảng chữ cái là bước đầu tiên trong quá trình học một ngôn ngữ mới.
- Quyền truy cập vào thông tin toàn cầu: Bảng chữ cái tiếng Anh là phương tiện chính để truy cập vào nhiều nguồn thông tin toàn cầu, bao gồm sách, báo, trang web, tài liệu học tập, và nhiều loại nội dung khác được viết bằng tiếng Anh.
- Giao tiếp trong kỷ nguyên số: Với sự phát triển của internet và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, bảng chữ cái tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong email, chat, các nền tảng truyền thông xã hội, và trò chuyện trực tuyến.
- Công cụ công việc và kinh doanh: Bảng chữ cái tiếng Anh chủ yếu được sử dụng trong môi trường công việc và kinh doanh trên toàn thế giới. Nó là ngôn ngữ chính thức trong nhiều công ty và tài liệu kinh doanh quốc tế.
- Văn hóa và nghệ thuật: Bảng chữ cái tiếng Anh được sử dụng để sáng tạo ra văn hóa và nghệ thuật. Nó xuất hiện trong các tác phẩm văn học, lời bài hát, biểu diễn nghệ thuật, và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống văn hóa.
- Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu: Tiếng Anh được coi là một ngôn ngữ toàn cầu và bảng chữ cái tiếng Anh là công cụ chính để biểu đạt ngôn ngữ này. Việc biết tiếng Anh và bảng chữ cái tiếng Anh mở ra nhiều cơ hội trong sự nghiệp và giao tiếp quốc tế.
Tóm lại, bảng chữ cái tiếng Anh không chỉ là một hệ thống ký hiệu chữ cái mà còn là cơ sở của văn hóa, truyền thông, học tập, và kinh doanh toàn cầu. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp và truyền đạt thông tin trên khắp thế giới.
Phân loại chữ cái tiếng Anh
- Các nguyên âm (5 nguyên âm): A, E, I, O, U.
- Các phụ âm (21 phụ âm): B, C, D, F, G, H, J, K, l, M, N, P, Q, R, S, T, V, W, X, Y, Z.
Tần suất sử dụng chữ cái tiếng Anh
Chữ cái sử dụng trong tiếng Anh nhiều nhất là chữ E, ít nhất là chữ Z theo nghiên cứu của Robert Edward Lewand. Dưới đây là bảng mật độ sử dụng chữ cái tiếng Anh:
A | 8,17% | N | 6,75% |
B | 1,49% | O | 7,51% |
C | 2,78% | P | 1,93% |
D | 4,25% | Q | 0,10% |
E | 12,70% | R | 5,99% |
F | 2,23% | S | 6,33% |
G | 2,02% | T | 9,06% |
H | 6,09% | U | 2,76% |
I | 6,97% | V | 0,98% |
J | 0,15% | W | 2,36% |
K | 0,77% | X | 0,15% |
L | 4,03% | Y | 1,97% |
M | 2,41% | Z | 0,07% |
Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Anh
Để phát âm bảng chữ cái tiếng Anh chúng ta phải dựa vào bảng phiên âm quốc tế IPA, nhưng chỉ vậy vẫn chưa đủ để chúng ta đọc chính xác, với mỗi ký tự khác nhau khi ghép với nhau sẽ cho ra những cách phát âm khác nhau.
Bảng chữ cái tiếng Anh và phiên âm quốc tế
STT | Chữ thường | Chữ hoa | Tên chữ | Phát âm |
1 | a | A | A | /eɪ/ |
2 | b | B | Bee | /biː/ |
3 | c | C | Cee | /siː/ |
4 | d | D | Dee | /diː/ |
5 | e | E | E | /iː/ |
6 | f | F | Ef (Eff nếu là động từ) | /ɛf/ |
7 | g | G | Jee | /dʒiː/ |
8 | h | H | Aitch | /eɪtʃ/ |
Haitch | /heɪtʃ/ | |||
9 | i | I | I | /aɪ/ |
10 | j | J | Jay | /dʒeɪ/ |
Jy | /dʒaɪ/ | |||
11 | k | K | Kay | /keɪ/ |
12 | l | L | El hoặc Ell | /ɛl/ |
13 | m | M | Em | /ɛm/ |
14 | n | N | En | /ɛn/ |
15 | o | O | O | /oʊ/ |
16 | p | P | Pee | /piː/ |
17 | q | Q | Cue | /kjuː/ |
18 | r | R | Ar | /ɑr/ |
19 | s | S | Ess (es-) | /ɛs/ |
20 | t | T | Tee | /tiː/ |
21 | u | U | U | /juː/ |
22 | v | V | Vee | /viː/ |
23 | w | W | Double-U | /ˈdʌbəl.juː/ |
24 | x | X | Ex | /ɛks/ |
25 | y | Y | Wy hoặc Wye | /waɪ/ |
26 |
z | Z | Zed | /zɛd/ |
Zee | /ziː/ | |||
Izzard | /ˈɪzərd/ |
Bảng chữ cái tiếng Anh và cách phát âm theo phiên âm tiếng Việt
Cách phát âm theo phiên âm chuẩn quốc tế đôi khi gặp khó với một số người, đặc biệt là những người mới lần đầu làm quen với tiếng Anh. Dưới đây là bảng phiên âm tiếng Việt để các bạn để các bạn dễ dàng học bảng chữ cái tiếng Anh hơn, cách phát âm này chỉ mang tính tương đối.
Chữ cái tiếng Anh | Cách đọc theo tiếng Việt | Chữ cái tiếng Anh | Cách đọc theo tiếng Việt |
A | Ây | N | En |
B | Bi | O | Âu |
C | Si | P | Pi |
D | Di | Q | Kiu |
E | I | R | A |
F | Ép | S | Ét |
G | Dzi | T | Ti |
H | Ét’s | U | Diu |
I | Ai | V | Vi |
J | Dzei | W | Đắp liu |
K | Kêy | X | Esk s |
L | Eo | Y | Quai |
M | Em | Z | Diét |
Một số lưu ý khi phát âm các phụ âm
- Khi phát âm với môi:
- Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
- Môi mở vừa phải (các âm khó): /ɪ/, /ʊ/, /æ/
- Môi tròn và thay đổi: /u:/, /əʊ/
- Lưỡi, răng: /f/, /v/
- Khi phát âm với lưỡi:
- Đầu lưỡi cong lên chạm nướu: /t/, /d/, /t∫/, /dʒ /, /η/, /l/
- Đầu lưỡi cong lên chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
- Nâng cao cuống lưỡi: /ɔ:/, /ɑ:/, /u:/, /ʊ/, /k/, /g/, /η/
- Răng, lưỡi: /ð/, /θ/.
- Khi phát âm với dây thanh:
- Rung (hữu thanh) đối với các phụ âm: /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
- Không rung (vô thanh) đối với các phụ âm: /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
Khẩu hình miệng khi phát âm chữ cái tiếng Anh
Để giúp bạn hình dung dễ hơn, dưới đây là khẩu hình miệng khi phát âm bảng chữ cái tiếng Anh.
Khẩu hình khi phát âm nguyên âm trong tiếng Anh
Bộ Âm | Mô Tả | Môi | Lưỡi | Độ Dài Hơi |
/ ɪ / | Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i). | Môi hơi mở rộng sang 2 bên. | Lưỡi hạ thấp. | Ngắn |
/i:/ | Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. | Môi mở rộng sang 2 bên như đang mỉm cười. | Lưỡi nâng cao lên. | Dài |
/ ʊ / | Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng. | Hơi tròn môi. | Lưỡi hạ thấp. | Ngắn |
/u:/ | Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra. | Khẩu hình môi tròn. | Lưỡi nâng lên cao. | Dài |
/ e / | Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. | Mở rộng hơn so với khi phát âm âm / ɪ /. | Lưỡi hạ thấp hơn so với âm / ɪ /. | Dài |
/ ə / | Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ. | Môi hơi mở rộng. | Lưỡi thả lỏng. | Ngắn |
/ɜ:/ | Âm “ơ” cong lưỡi, phát âm âm /ɘ/ rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. | Môi hơi mở rộng. | Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. | Dài |
/ ɒ / | Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn. | Hơi tròn môi. | Lưỡi hạ thấp. | Ngắn |
/ɔ:/ | Âm “o” cong lưỡi, phát âm âm o như tiếng Việt rồi cong lưỡi lên, âm phát trong khoang miệng. | Tròn môi. | Cong lên, chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm. | Dài |
/æ/ | Âm a bẹt, hơi lai giữa âm “a” và “e”, cảm giác âm bị đè xuống. | Miệng mở rộng, môi dưới hạ thấp xuống. | Lưỡi được hạ rất thấp. | Dài |
/ ʌ / | Na ná âm “ă” của tiếng việt, hơi lai giữa âm “ă” và âm “ơ”, phải bật hơi ra. | Miệng thu hẹp. | Lưỡi hơi nâng lên cao. | Ngắn |
/ɑ:/ | Âm “a” kéo dài, âm phát ra trong khoang miệng. | Miệng mở rộng. | Lưỡi hạ thấp. | Dài |
/ɪə/ | Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /. | Môi từ dẹt thành hình tròn dần. | Lưỡi thụt dần về phía sau. | Dài |
/ʊə/ | Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/. | Môi mở rộng dần, nhưng không mở rộng. | Lưỡi đẩy dần ra phía trước. | Dài |
/eə/ | Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /. | Hơi thu hẹp môi. | Lưỡi thụt dần về phía sau. | Dài |
/eɪ/ | Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /. | Môi dẹt dần sang 2 bên. | Lưỡi hướng dần lên trên. | Dài |
/ɔɪ/ | Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. | Môi dẹt dần sang 2 bên. | Lưỡi nâng lên & đẩy dần ra phía trước. | Dài |
/aɪ/ | Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/. | Môi dẹt dần sang 2 bên. | Lưỡi nâng lên và hơi đẩy ra phía trước. | Dài |
/əʊ/ | Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. | Môi từ hơi mở đến hơi tròn. | Lưỡi lùi dần về phía sau. | Dài |
/aʊ/ | Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/. | Môi tròn dần. | Lưỡi hơi thụt dần về phía sau. | Dài |
Khẩu hình khi phát âm phụ âm trong tiếng Anh
STT | Bộ âm | Mô tả |
1 | /p/ | Đọc gần giống với âm /p/ của tiếng Việt. Hai mối chặn luồng khí trong miệng, sau đó bật thật nhanh và mạnh luồng khí ra. |
2 | /b/ | Giống âm /b/ trong tiếng Việt. Hai môi chặn luồng khí trong miệng, sau đó đẩy mạnh luồng khí đó ra. Nhưng sẽ nhẹ hơn âm /p/. |
3 | /t/ | Gần giống âm /t/ trong tiếng Việt, nhưng bật hơi thật mạnh, đặt đầu lưỡi dưới nướu, khi luồng khí bật ra, đầu lưỡi chạm vào răng cửa dưới. Hai răng khít chặt, mở ra khi luồng khí mạnh thoát ra. |
4 | /d/ | Giống âm /d/ tiếng Việt nhưng hơi bật ra mạnh hơn một chút. Đặt đầu lưỡi dưới nướu và đẩy khí thật mạnh ra ngoài. Nhưng vẫn nhẹ hơn âm /t/. |
5 | /tʃ/ | Giống âm /ch/ tiếng Việt nhưng mỗi khi nói phải chu ra. Môi hơi tròn và chu về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thông và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. |
6 | /dʒ/ | Giống âm /t/ nhưng có rung dây thanh quản. Môi hơi tròn và cho về phía trước, khi luồng khí thoát ra, môi tròn nửa, lưỡi thẳng và chạm vào hàm dưới, để khí thoát ra trên bề mặt lưỡi. |
7 | /k/ | Giống âm /k/ tiếng Việt nhưng bật mạnh hơi, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngạc mềm, hạ thấp khi luồng khí lạnh bật ra. |
8 | /g/ | Giống âm /g/ tiếng Việt, nâng phần sau của lưỡi, chạm ngọc mềm, hạ thấp khi luồng khí mạnh bột ra. |
9 | /f/ | Giống âm /ph/ (phở) trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưới. |
10 | /v/ | Giống âm /v/ trong tiếng Việt, hàm trên chạm nhẹ vào môi dưởi. |
11 | /ð/ | Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản rung. |
12 | /θ/ | Đặt đầu lưỡi ở giữa hai hàm răng, để luồng khí thoát ra giữa lưỡi và hai hàm răng, thanh quản không rung. |
13 | /s/ | Để lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng. Luồng khí thoát từ giữa một lưỡi và lợi. |
14 | /ʃ/ | Mỗi chu ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lại hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên. |
15 | /z/ | Đề lưỡi đặt nhẹ lên hàm trên, ngạc mềm nâng, luồng khí thoát từ giữa mặt lưỡi và lợi, rung thanh quan. |
16 | /ʒ/ | Môi cho ra (giống khi yêu cầu ng khác im lặng: Shhhhhh!). Nhưng có rung thanh quản, môi hướng về phía trước như đang kiss gi đó, môi tròn, để mặt lưỡi chạm lợi hàm trên, nâng phần trước của lưỡi lên. |
17 | /m/ | Giống âm /m/ tiếng Việt, hai môi ngậm lại, để luồng khí thoát qua mũi. |
18 | /n/ | Khí thoát ra từ mũi, môi hé, đầu lưỡi chạm vào lợi hàm trên, chặn luồng khí để khí thoát ra từ mũi. |
19 | /ŋ/ | Khi bị chặn ở lưỡi và ngạc mềm nên thoát ra từ mũi, thanh quan rung, môi hé, phần sau của lưỡi nâng lên, chạm ngạc mềm. |
20 | /l/ | Từ từ cong lưỡi chạm vào răng hàm trên, thanh quản rung, môi mở rộng. |
21 | /r/ | Lưỡi cong vào trong và môi tròn, hơi cho về phía trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi về trạng thái thả lỏng, môi tròn mở rộng. |
22 | /w/ | Lưỡi thả lỏng, môi tròn và chu về trước. Khi luồng khí thoát ra, lưỡi vẫn thò lòng, môi tròn mở rộng. |
23 | /h/ | Như âm /h/ tiếng Việt, không rung thanh quản, môi hé nửa, lưỡi hạ thấp để luồng khí thoát ra. |
24 | /j/ | Nâng phần trước củaa lưỡi lên gần ngạc cứng, đầu luồng khí thoát ra giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng nhưng không có tiếng ma sát của luồng khí (do khoảng cách giữa phần trước của lưỡi và ngạc cứng không quá gần) làm rung dây thanh trong cổ họng. |
Bí quyết học giỏi tiếng Anh
Học giỏi tiếng Anh đòi hỏi sự kiên nhẫn, thực hành đều đặn và một kế hoạch học tập cụ thể. Dưới đây là một số bí quyết để bạn có thể học tiếng Anh hiệu quả:
- Xây dựng mục tiêu cụ thể: Đầu tiên, hãy xác định rõ mục tiêu học tiếng Anh của bạn. Điều này có thể là việc làm việc tại một công ty quốc tế, du học, hoặc thậm chí chỉ là việc nâng cao trình độ tiếng Anh cá nhân. Mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn tập trung học tập.
- Học từ nguồn đáng tin cậy: Sử dụng sách giáo trình, ứng dụng học tiếng Anh trực tuyến, và các khóa học trực tuyến từ các trường đại học hoặc trung tâm đào tạo uy tín. Điều này giúp bạn có tài liệu học tập đáng tin cậy và có cấu trúc.
- Tạo lịch học tập đều đặn: Quyết định một lịch học tập cố định và tuân thủ nó. Học tiếng Anh mỗi ngày hoặc ít nhất là mỗi tuần để duy trì tiến trình học tập.
- Luyện nghe và nói hàng ngày: Hãy thử tìm cách nghe và nói tiếng Anh hàng ngày. Xem phim, nghe nhạc, podcast, hoặc thậm chí tham gia cộng đồng trực tuyến nơi bạn có thể gặp người nói tiếng Anh. Thường xuyên thực hành giao tiếp bằng tiếng Anh giúp bạn tự tin hơn.
- Mở rộng từ vựng: Học thêm từ vựng mới mỗi ngày. Sử dụng thẻ ghi nhớ hoặc ứng dụng học từ vựng để tăng vốn từ của bạn.
- Đọc và viết hàng ngày: Đọc sách, báo, và bài viết tiếng Anh để cải thiện kỹ năng đọc và tăng vốn từ vựng. Viết nhật ký hàng ngày hoặc thử viết về các chủ đề bạn quan tâm.
- Tham gia lớp học: Nếu có điều kiện, tham gia các lớp học tiếng Anh tại trung tâm đào tạo hoặc trường học. Lớp học sẽ cung cấp cơ hội giao tiếp thực tế và phản hồi từ giáo viên.
- Sử dụng ứng dụng học tiếng Anh: Có nhiều ứng dụng học tiếng Anh hữu ích như Duolingo, Memrise, Rosetta Stone, và Anki. Sử dụng chúng để tăng cường học từ vựng và ngữ pháp.
- Tìm đối tác học tập: Tìm kiếm một đối tác học tập hoặc nhóm học tập để thực hành giao tiếp tiếng Anh cùng nhau.
- Kiên nhẫn và không bao giờ từ bỏ: Học một ngôn ngữ mới có thể khó khăn và đôi khi mất thời gian. Quan trọng nhất là bạn không nên bao giờ từ bỏ và luôn duy trì động lực.
Học giỏi tiếng Anh đòi hỏi sự cam kết và công sức, nhưng đây là một kỹ năng quý báu có thể mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống và sự nghiệp của bạn.