Nói đến trao đổi hàng hóa ai cũng biết nhưng nói đến trao đổi barter hay Barter là gì? Các hình thức trao đổi Barter nhà hàng khách sạn không phải ai cũng biết. Hôm nay, Tophotel sẽ giúp bạn tìm hiểu Barter là gì? Hình thức trao đổi của nó.
Tại các nhà hàng khách sạn dịch vụ kinh doanh chủ yếu là bán phòng, bán đồ ăn, đồ uống và các dịch vụ gia tăng khác. Nhưng không phải công việc kinh doanh lúc nào cũng suôn sẻ, có những thời điểm hàng hóa dịch vụ bị tồn đọng, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Để tối ưu hóa doanh thu, nhà hàng khách sạn sẽ đem hàng hóa dịch vụ tồn đọng đi trao đổi lấy về hàng hóa dịch vụ có giá trị tương đương. Hình thức trao đổi như vậy gọi là Barter.
Barter là gì?
Barter là hình thức trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ trực tiếp mà không sử dụng tiền mặt. Trong giao dịch trao đổi này, các bên tham gia hoán đổi hàng hoặc dịch vụ mà họ sở hữu hoặc cung cấp, không thông qua việc sử dụng tiền tệ.
Ví dụ, nếu một người có hàng hóa hoặc dịch vụ mà họ muốn đổi lấy một mặt hàng hoặc dịch vụ khác mà họ cần, họ có thể tìm kiếm người khác có nhu cầu tương đồng nhưng có thể cung cấp mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp. Thay vì sử dụng tiền mặt để mua hoặc trả tiền, họ đồng ý trao đổi trực tiếp hàng hoặc dịch vụ của mình cho mặt hàng hoặc dịch vụ mà họ cần từ người khác.
Barter thường được thực hiện khi người tham gia tin rằng họ có thể tìm thấy một giá trị sẽ lợi hơn thông qua việc trao đổi hàng hoặc dịch vụ mà họ có sở hữu, thay vì sử dụng tiền mặt. Trong một số trường hợp, barter có thể diễn ra thông qua các cơ sở dữ liệu trực tuyến hoặc qua các cộng đồng trao đổi cụ thể, nơi người dùng có thể tìm kiếm hàng hoá hoặc dịch vụ họ cần và đề xuất trao đổi với hàng hoá hoặc dịch vụ mà họ có.
Hình thức trao đổi Barter nhà hàng khách sạn
Vào mùa thấp điểm tại các khách sạn tồn dư một lượng phòng trống nhất định, nếu khách sạn không tận dụng lượng phòng trống này cho trao đổi Barter nghĩa là khách đã bỏ qua cơ hội quảng bá thương hiệu, tăng khả năng sinh lời. Khách sạn sẽ không bao giờ lấy lại được chi phí phòng khách sạn chưa bán, mất đi cơ hội kiếm tiền.
Jody Merl, chủ tịch của ITM giải thích, khi khách sạn đem những phòng trống dư thừa đổi lấy các vị trí quảng cáo trên các tạp chí online cũng như offline. Các quảng cáo này sẽ giúp khách sạn nâng cao nhận thức về thương hiệu, tạo thành sức mua tiếp thị. Khách hàng đến từ quảng cáo là khách hàng doanh nghiệp, giải trí, những người sẵn sàng chi tiêu, ít suy nghĩ về giá cả như khách OTA.
Khi một thỏa thuận trao đổi Barter được thiết lập, các phòng trống của khách sạn sẽ được lấp đầy bởi các giám đốc, nhà lãnh đạo cao cấp, các chủ biên, nhà xuất bản hoặc các đối tác thương mại. Những khách hàng sẵn sàng chi tiêu trong khách sạn, truyền miệng tích cực và có thể quay trở lại khách sạn.
Bartering cũng có thể được sử dụng như là một phần của chiến lược bán hàng lâu dài của khách sạn, đặc biệt là dự đoán các mô hình chiếm dụng được biết đến, nhằm giải quyết các cơ hội, ngày và khung thời gian hoặc để tạo các chiến dịch thương hiệu hàng năm phù hợp với nhu cầu cụ thể của khách sạn.
Giả sử khách sạn bạn có 100 phòng trung bình chiếm 50% trong tháng 5, với mức giá trung bình hàng ngày là 100 USD. 50% số phòng khác không bán lên tới 10.000 USD. Nếu bạn trao đổi Barter, bạn sẽ nhận được ngân sách quảng cáo khách sạn là 10.000 USD. Và sử dụng ngân sách này cho việc:
- Hỗ trợ nỗ lực bán hàng với một chiến dịch quảng cáo gắn kết.
- Tác động kinh doanh mùa thấp điểm.
- Khởi động sản phẩm mới.
- Kiểm định thị trường mới.
- Kiểm định phương tiện truyền thông mới.
Tophotel.vn vừa chi sẻ với các bạn Barter là gì? Hình thức trao đổi Barter của nhà hàng khách sạn. Hi vọng, những kiến thức này sẽ giúp ích các bạn trong công việc cũng như cuộc sống. Chúc các bạn sức khỏe và thành công!