Xây dựng một bản mô tả công việc quản lý nhà hàng (Restaurant Manager), giúp chúng ta khái quát được toàn bộ công việc của người quản lý, đánh giá được khả năng, hiệu quả trong quản lý con người, hoạt động kinh doanh, quản lý khách hàng…
Quản lý nhà hàng là gì?
Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager)là quá trình quản lý và điều hành hoạt động của một nhà hàng để đảm bảo rằng mọi thứ diễn ra một cách hiệu quả và có lợi nhuận. Nó bao gồm nhiều khía cạnh, bao gồm quản lý nhân sự, quản lý thực đơn, quản lý tài chính, quản lý dịch vụ khách hàng và nhiều hoạt động khác. Quản lý nhà hàng thuộc bộ phận F&B, chịu sự quản lý của Giám đốc ẩm thực.
Dưới đây là một số khía cạnh quan trọng của quản lý nhà hàng:
- Quản lý nhân sự: Điều này liên quan đến việc tuyển dụng, đào tạo và quản lý nhân viên nhà hàng. Điều này bao gồm lên lịch làm việc, quản lý hiệu suất và giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự.
- Quản lý thực đơn: Quản lý thực đơn bao gồm việc thiết kế thực đơn, quản lý nguồn cung ứng thực phẩm, và đảm bảo rằng thực đơn đáp ứng sở thích và nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý tài chính: Điều này liên quan đến quản lý ngân sách, giám sát các chi phí, quản lý thu chi và đảm bảo rằng nhà hàng hoạt động có lợi nhuận.
- Quản lý dịch vụ khách hàng: Điều này bao gồm đảm bảo rằng khách hàng nhận được dịch vụ tốt nhất có thể, bao gồm việc đảm bảo thời gian chờ đợi là hợp lý, nhân viên phục vụ thân thiện và chất lượng thực phẩm tốt.
- Quản lý kho hàng: Quản lý việc lưu trữ và quản lý nguyên liệu, thực phẩm, và các vật dụng khác cần thiết cho hoạt động của nhà hàng.
- Quản lý tiếp thị và quảng cáo: Phát triển chiến dịch tiếp thị và quảng cáo để thu hút và giữ chân khách hàng.
Quản lý nhà hàng đòi hỏi sự hiểu biết về ngành công nghiệp nhà hàng, kỹ năng quản lý và lãnh đạo, khả năng định hướng và ra quyết định, cũng như khả năng làm việc trong môi trường áp lực và đáp ứng nhanh chóng các tình huống khác nhau để đảm bảo hoạt động suôn sẻ và khách hàng hài lòng.
Bản mô tả công việc quản lý nhà hàng
Quản lý nhân viên
- Đề xuất tuyển dụng các chức danh cho bộ phận nhà hàng.
- Tham gia tuyển chọn và đào tạo nhân viên mới.
- Tổ chức hướng dẫn, kèm cặp nhân viên theo đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhà hàng.
- Tổ chức đánh giá kết quả đào tạo và thử việc.
- Lên lịch công việc cho nhân viên hàng ngày, hàng tuần và điều chỉnh phát sinh.
- Sắp xếp điều động nhân viên thực hiện công việc.
- Đánh giá kết quả công việc và năng lực của nhân viên nhà hàng định kỳ.
- Tổ chức thực hiện theo các quy định về quản lý nhân sự của công ty.
Quản lý hàng hoá, tài sản
- Theo dõi số lượng công cụ dụng cụ tài sản hàng tháng, giải trình cho Giám đốc nhà hàng, kế toán số lượng hư hỏng, mất mát.
- Lập phiếu hủy cho tài sản bị hư hỏng.
- Làm phiếu transfer khi có yêu cầu.
- Cùng bếp trưởng xử lý các loại món ăn bị hư hỏng.
Giải quyết sự cố và khiếu nại của khách
- Trực tiếp giải quyết các khiếu nại của khách liên quan đến đồ ăn
- Tổ chức việc theo dõi đánh giá sự thoả mãn của khách theo quy trình công ty.
- Training cho nhân viên cách tiếp cận khách hàng khi có vấn đề cần báo ngay cho các cấp quản lý
- Báo cáo Giám đốc điều hành kết quả giải quyết.
Quản lý bàn
- Theo dõi lượng khách, kiểm tra việc chuẩn bị thực phẩm.
- Cùng bếp trưởng kiểm tra và xác nhận thực đơn hàng ngày
- Ghi lại đặt bàn & set up bàn
Điều hành công việc
- Giải quyết các sự việc phát sinh liên quan hàng ngày.
- Điều động nhân viên thực hiện công việc phát sinh trong ngày
- Tổ chức buổi họp đầu ca để hướng dẫn, truyền đạt thông tin cho nhân viên.
- Tổ chức việc thực hiện theo các yêu cầu, chỉ thị của giám đốc .
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tháng, tuần, ngày cho bộ phận nhà hàng và tổ chức thực hiện.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan để thực hiện công việc.
Quản lý tiêu chuẩn phục vụ
- Tổ chức cơ chế giám sát và trực tiếp giám sát việc thực hiện theo các tiêu chuẩn, quy trình hướng dẫn của nhà hàng.
- Báo cáo kết quả các sự việc hàng ngày cho giám đốc .
- Đề xuất cải tiến các hoạt động của nhà hàng.
Công việc hàng ngày của quản lý nhà hàng
Đầu ngày
- Họp nhanh bộ phận, thông báo tình hình khách sắp đón
- Kiểm tra hình thức cá nhân.
- Kiểm tra check list công việc , vệ sinh các khu vực trước giờ đón khách.
- Xem xét các công việc trong ngày của bộ phận
- Xem báo cáo, đề nghị.. của ngày hôm trước.
Trong ngày
- Giải quyết các công việc phát sinh.
- Đi 1 vòng để kiểm tra toàn bộ hoạt động của nhà hàng trước các giờ ăn của khách.
Cuối ngày
- Xem xét các công việc trong ngày, các việc còn tồn đọng .
- Đi 1 vòng kiểm tra các bộ phận 1 lần cuối.
- Lập báo cáo chi tiết nội dung của tất cả các công việc diễn ra trong ngày.
Báo cáo giám đốc nhà hàng
- Báo cáo cho giám đốc về công việc quản lý, điều hành bộ phận theo nhiệm vụ được giao định kỳ tuần, tháng và báo cáo các trường hợp đột xuất hoặc các nhiệm vụ do giám đốc giao.
- Báo cáo khách ăn hàng ngày: Tình hình ăn uống của khách, chất lượng, định lượng đồ ăn, đồ uống
- Báo cáo tháng: Chất lượng phục vụ của bộ phận, chất lượng thực đơn và phản hồi của khách, nhân sự bộ phận, tình trạng trang thiết bị, tồn kho, đề nghị bảo dưỡng, thay thế.
- Khi vắng mặt bàn giao cho Trợ lý nhà hàng được chỉ định thực hiện.
Yêu cầu đối với Quản lý nhà hàng
Theo bản mô tả công việc quản lý nhà hàng, để đảm nhiệm vị trí này, bạn cần có bằng tốt nghiệp Cao đẳng/ Đại học chuyên ngành quản lý nhà hàng/ khách sạn hoặc lĩnh vực liên quan.
- Tối thiểu 2 – 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý/ trợ lý/ giám sát.
- Hiểu biết sâu về ẩm thực.
- Tiếng Anh giao tiếp tốt.
- Thành thạo vi tính văn phòng
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Kỹ năng lãnh đạo
- Kỹ năng tổ chức và giám sát công việc.
- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, báo cáo.
- Kỹ năng giao tiếp.
- Có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc.
- Có tinh thần trách nhiệm cao.
- Yêu thích công việc nhà hàng khách sạn.
Thu nhập của Quản lý nhà hàng
Theo ghi nhận của Tophotel.vn mức lương cho vị trí Quản lý nhà hàng giao động từ 10 – 20+ triệu đồng/tháng, tùy vào quy mô và yêu cầu công việc.